Tin địa phương

Phát triển kinh tế từ trồng rừng xen canh

PV 04/01/2025 - 13:05

Khai thác tiềm năng từ rừng là một thế mạnh của nông dân, với cách làm "lấy ngắn nuôi dài", các hộ dân trồng rừng tại xã Tân Lĩnh - Lục Yên - Yên Bái đã áp dụng mô hình xen canh mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Vượt qua cánh rừng bảo vệ hơn 10 phút chúng tôi chia sẻ mô hình phát triển rừng từ mô hình phát triển anh Hoàng Trọng Tâm xã Tân Lĩnh - Lục Yên với diện tích khoảng 15ha bao gồm hơn 8ha diện tích rừng được bảo vệ, 4ha diện tích đồi trọc, 3ha ta diện tích ao hồ có nguồn nước dồi dào.

Được nhận diện tích từ năm 1995, trong những năm qua anh Tâm đã tìm hiểu nhiều phương pháp để phát triển rừng bảo vệ nguồn đất có thêm thu nhập nhờ phát triển xen canh trồng cây quế cùng cây ăn quả, hoa màu xen canh đảm bảo nguồn thực phẩm cho gia đình.

yb-1.jpg
Vườn cam, bưởi được phát triển sản phẩm nông sản sạch phục vụ người tiêu dùng.

Anh Tâm chia sẻ: Khu này trước là khu đất đồi trọc nghèo chất dinh dưỡng, khu ao đầm chỉ có cỏ và đầm lầy. Hai vợ chống phủ đồi trọc bằng các loại cây giữ đất và có giá trị kinh tế như quế, cây ăn quả. Phần diện tích đầm lầy cải tạo thành ao hồ lấy nguồn nước cải tạo đất cho cây ăn quả, nuôi trồng, hoa màu.

Được biết gia đình anh Tâm là người bản địa nhận bảo vệ khu đất theo Nghị quyết số 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ “Ban hành quy định về giao đất cho Lâm nghiệp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”.

Bắt đầu từ năm 1995, sau khi nhận giao đất Nhà nước, gia đình anh Tâm đã tham gia dự án trồng rừng, gia đình đã trồng quế, sau đó mỗi năm lại mở rộng diện tích, trồng thêm cây mỡ, keo và nhiều loại cây khác. Hiện nay, gia đình anh đang quản lý khoảng 15ha rừng, trong đó có hơn 4ha diện tích trồng quế và cây ăn quả.

z6168258556005_70311b24109b725f1a327803ebbbccf9.jpg
Mô hình kết hợp trồng rừng, xen canh, chăn nuôi cá tận dụng phát triển kinh tế gia đình.

Nhận thấy trồng rừng phải lâu năm mới cho thu hoạch vợ chồng anh chị trồng xen canh cây ăn quả một số cây trồng khác để lấy ngắn nuôi dài.

Trồng rừng là cả quá trình lâu dài phải từ 5-6 năm, thậm chí chục năm mới cho khai thác. Bởi vậy, trồng rừng nhất thiết phải lấy ngắn nuôi dài khi rừng chưa khép tán thì có thể trồng xen canh nhiều loại cây như khoai, lá dong, ngô, lúa nương… vừa không phí đất vừa chăm sóc được cây trồng lại có thêm thu nhập; đặc biệt với đặc thù của cây lá dong ngay cả khi rừng đã khép tán, phát triển cao thì cây lá dong vẫn sinh trưởng và phát triển tốt ở dưới tán rừng.

Theo anh Tâm, cây ăn quả như cây bưởi chăm sóc khá vất vả, nhất là khi trồng trên đồi cao, khí hậu, đất đai không được thuận lợi. Khi bước vào mùa mưa, cây rất dễ bị sâu gốc hoặc các loại bệnh như vàng lá, phấn trắng. Do đó, phải có biện pháp phòng ngừa kịp thời ngay khi bắt đầu ra lá non.

yb-3.jpg
Với mục tiêu giữ rừng, phát triển rừng, mang lại thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình đang có nhiều cách làm hiệu quả từ mô hình xen canh.

Bên cạnh đó, ngày 16/12/1995, huyện Lục Yên có Quyết định số 81/QĐ-UBND về việc giao đất, trong tổng 72ha thì có 42ha đất rừng tự nhiên, đất để trồng rừng 15ha (Nông lâm kết hợp), ao hồ 17ha. Trong phần diện tích ao hồ, gia đình anh Tâm đã và đang xin hoàn thiện hồ sơ đề xuất thêm các hạng mục về phát triển chăn nuôi tận dụng lợi thế ao hồ, đầm có sẵn phát triển nuôi cá để phát triển kinh tế cho gia đình.

Hiện nay, từ mô hình trồng rừng xen canh, gia đình anh chị thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ mô hình hiệu quả này, tại địa bàn nhiều gia đình cũng phát triển rừng xen canh các cây trồng, vật nuôi theo hướng nông sản sạch, sản phẩm nông nghiệp liên kết đầu ra mang lại giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển kinh tế từ trồng rừng xen canh