Phát hiện bất ngờ về những hố sụt trên sao chổi

Kiên Trung| 03/07/2015 09:21
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một điều tuyệt vời đó là, xuất hiện hố sụt trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Đây là hiên tượng lần đầu tiên được phát hiện trên sao chổi, trong đó có một hố rất sâu, đủ để chứa đài tưởng niệm Washington.

Hố sụt được phát hiện trên sao chổi bởi nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maryland, và họ đã công bố kết quả của mình trên tạp chí Nature, đăng ngày 2/7.

Phát hiện bất ngờ về những hố sụt trên sao chổi

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập bởi tàu vũ trụ Rosetta bắt đầu quay quanh sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào tháng 8/2014. Kể từ đó, Rosetta đã cung cấp rất nhiều hình ảnh chi tiết liên quan đến sao chổi. Khi các nhà khoa học lần đầu tiên nhìn thấy một số bức ảnh, họ cho biết đã thực sự bối rối khi thấy hàng trăm hố sụt nằm rải rác trên bề mặt sần sùi của 67P.

Theo các nhà khoa học giải thích, sao chổi về cơ bản là một khối bụi tuyết lớn vo tròn lại trong không gian, quay quanh mặt trời. Khi nó tiến gần đến mặt trời, bề mặt nó sẽ nóng lên, và băng bên dưới bề mặt sẽ tan ra để chuyển sang thể khí thông qua một quá trình gọi là thăng hoa.

Phát hiện bất ngờ về những hố sụt trên sao chổi

Khi điều này xảy ra, bụi và đá trên đỉnh của tảng băng sẽ không còn có bất cứ điều gì giữ lại, và nó bắt đầu sụp xuống, tạo ra những hố sụt khổng lồ có đường kính từ vài mét cho đến vài chục mét.

Dennis Bodewits, trợ lý nghiên cứu thiên văn học tại Địa học Maryland và là một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết: “Hố sụt trên 67P rất lớn, nó có chiều dài sâu hơn so với chiều cao của tượng đài Washington”.

Hơn nữa, khi các hố sụt tạo ra, nó làm phơi bày thêm các tảng băng dọc theo hai bên của lỗ, đó là những nguyên nhân tạ ra các vệ sáng phát ra từ sao chổi trong không gian.

Phát hiện bất ngờ về những hố sụt trên sao chổi

Từ trước đến nay, các nhà khoa học nghĩ rằng, ánh sáng phát ra từ sao chổi được hình thành từ sự tan chảy của khí lạnh trên bề mặt nó, nhưng bây giờ điều này cho thấy, nguyên nhân có phần phức tạp hơn. Theo Bodewits, điều này cung cấp những thông tin giúp chúng ta hiểu cách thức quá trình này hoạt động, và những hố sụt giúp cung cấp thông tin về những thứ nằm dưới bề mặt của sao chổi.

Hiệp hội Vũ trụ châu Âu cho rằng, hố sụt cũng là yếu tố giúp họ có thể đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về yếu tố tạo thành sao chổi, cũng như cách mà nó tạo ra những ánh sáng để Trái đất có thể nhìn thấy từ khoảng cách khoảng 4 tỷ dặm.

Phát hiện bất ngờ về những hố sụt trên sao chổi

Cũng theo Bodewits, mặc dù có những hố sụt trên bề mặt sao chổi 67P, nhưng nó sẽ không gây tổn hại đến hoạt động của tàu do thám Philae khi thực hiện những nhiệm vụ từ Trái đất giao phó. Bởi theo Bodewits, hố sụt được gom lại thành các bộ phận cụ thể của sao chổi, và không hố nào được đặt gần nơi Philae đáp xuống. Đó là tin tốt, và gần đây Philae đã bắt đầu gửi các tín hiệu về Trái đất, giúp chúng ta biết nhiều hơn thông tin về bề mặt của sao chổi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện bất ngờ về những hố sụt trên sao chổi