Giăng bẫy điện chống trộm làm chết người bị xử lý về tội gì?

Đ.Việt| 23/08/2017 06:35
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, người đàn ông đã sử dụng điện là nguồn nguy hiểm cao độ để phòng chống trộm cắp tài sản, không có cảnh báo an toàn là hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng người khác.

Công an huyện Phú Xuyên, Hà Nội ngày 22/8 cho biết đã ra lệnh bắt, tạm giữ Nguyễn Văn Hoàn (61 tuổi, ở thị trấn Phú Xuyên) để điều tra hành vi Giết người.

Giăng bẫy điện chống trộm làm chết người bị xử lý về tội gì?

Nguyễn Văn Hoàn tại cơ quan điều tra

Trước đó, khoảng 11h00 ngày 18/8, bà Trần Thị Tuyến (51 tuổi) là hàng xóm khi đi tìm gà, không may vướng phải dây điện được giăng ở giàn mướp trước cổng nhà ông Hoàn, khiến người phụ nữ này tử vong tại chỗ.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hoàn khai nhận khoảng 1 tháng nay đã giăng bẫy điện để phòng trộm. Trong đó, nguồn điện được cấp trực tiếp từ ổ điện sinh hoạt, sự việc không may dẫn đến cái chết thương tâm cho hàng xóm.

Đánh giá về góc độ pháp lý liên quan đến vụ việc, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo mục 12, Phần I, Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC “Giải đáp, hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ” thì để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể.

Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:

Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.

Luật sư Thơm phân tích, xét hành vi phạm tội của đối tượng trong vụ việc này thấy đã sử dụng điện là nguồn nguy hiểm cao độ để phòng chống trộm cắp tài sản, không có cảnh báo an toàn là hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng người khác.

Dù đối tượng không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng đã có ý thức bỏ mặc hậu quả nên lỗi của đối tượng trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp được qui định tại khoản 2, Điều 9 BLHS "Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra".

Do đó, hành vi phạm tội của đối tượng đã cấu thành tội giết người. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Khoản 2 Điều 93 BLHS.

Đây cũng là bài học cảnh báo chung cho việc sử dụng điện thiếu suy nghĩ, không có biện pháp đảm bảo an toàn để bảo vệ tài sản của mình gây hậu quả chết người đều sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giăng bẫy điện chống trộm làm chết người bị xử lý về tội gì?