Sau thảm kịch Charlie Hebdo, đông đảo nghệ sĩ Paris đã sử dụng những bức tường thành phố Paris làm “nguyên liệu” để tạo nên các bức tranh graffiti để tưởng nhớ các nạn nhân.
Ngày 07/01, hai tay súng Said và Chefir Kouachi đã xả súng tấn công tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo bởi cho rằng tuần báo này đã "nhạo báng" nhà tiên tri Muhammad bằng tranh biếm họa. Vụ xả súng đã làm 12 người bị thiệt mạng.
Sau đó, một loạt vụ tấn công đã nổ ra tại Thủ đô Paris. Đến ngày 09/01, 4 người Do Thái đã bị bắn chết ở bên ngoài một siêu thị thực phẩm. Trước đó một ngày, một nữ cảnh sát bảo vệ tòa soạn Charlie Hebdo cũng không thoát khỏi tầm ngắm của tay súng Coulibaly.
Ngày 11/01, cuộc tuần hành khổng lồ với sự tham gia của tới lãnh đạo của 40 quốc gia đã diễn ra trên đường phố Paris.
Ngày 14/01, tuần báo Charlie tiếp tục xuất bản. Trên ấn bản mới nhất đăng hình nhà tiên tri Muhammad mặc đồ trắng, mắt đẫm lệ, tay cầm slogan “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) - khẩu hiệu trong cuộc tuần hành hôm 11/01.
“Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) được sử dụng như biểu tượng để ủng hộ quyền tự do ngôn luận và tưởng nhớ những nạn nhân của vụ xả súng vào tòa soạn Charlie Hebdo cũng như những vụ tấn công sau đó khiến cho tổng số 17 người bị thiệt mạng.
Sau thảm kịch, các nghệ sĩ Paris đã sử dụng bức tường thành phố làm “nguyên liệu” để tạo nên các bức tranh graffiti (nghệ thuật đường phố) với ý nghĩa tưởng nhớ nạn nhân vụ Charlie Hebdo.
Dưới đây là những hình ảnh đầy sáng tạo của nghệ thuật đường phố trên đường phố Paris những ngày qua.
“Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) được sử dụng như biểu tượng để ủng hộ quyền tự do ngôn luận và tưởng nhớ những nạn nhân
Bao vây khủng bố
Stephane Charbonnie - bút danh Charb, Jean Cabut - Cabu , Georges Wolinski và Bernard Verlhac
Nhà văn thế kỷ 18 François-Marie Arouet, thường gọi là Voltaire, được trang trí slogan "Je suis Charlie". Ông nổi tiếng là người hài hước và ủng hộ tích cực quyền tự do ngôn luận
Người dân thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ các nạn nhân vụ Charlie Hebdo và người dân Paris
Các nạn nhân của hai tay súng Said và Cherif Kouachi đã bị giết chết khi đang thảo luận vấn đề chống chủ nghĩa cực đoan
Nơi yên nghỉ của các tay bút Charlie Hebdo: Chủ biên Stephane Charbonnier - 47 tuổi , họa sĩ Jean Cabut -76 tuổi, Elsa Cayat - 54 tuổi, Philippe Honoré -74 tuổi, Bernard Maris - 68 tuổi, Mustapha Ourrad - 60 tuổi, Michel Renaud - 69 tuổi, Bernard Verlhac - 57 tuổi, và Georges Wolinski - 80 tuổi
Đây không phải lần đầu tiên Charlie Hebdo bị tấn công. Tháng 9/2011, tòa soạn bị ném bom, toàn bộ hệ thống máy tính bị phá hủy
Một tuần sau vụ tấn công, Charlie Hebdo lại tiếp tục ra số tiếp theo. 5 triệu bản "cháy hàng" chỉ trong vài giờ. Sau đó, tòa soạn phải tiếp tục cho in thêm, nâng lên 7 triệu bản số báo in hình nhà tiên tri Muhammad mặc đồ trắng, mắt đẫm lệ, tay cầm slogan "Tôi là Charlie"
Hôm qua, hôm nay, và ngày mai: Các họa sĩ sử dụng hình ảnh chiếc bút chì đại diện cho đường lối mà Paris và Charlie Hebdo sẽ đi sau vụ tấn công
Ngay sau vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo, Amedy Coulibaly đã hạ sát một nữ nhân viên cảnh sát bảo vệ tòa nhà, sau đó lại tiếp tục nổ súng vào một siêu thị thực phẩm ở phía đông Thủ đô Paris khiến cho 4 người Do Thái bị thiệt mạng
Chúng tôi là Charlie: Sau vụ thảm sát, các họa sĩ đã sử dụng các bức tường Thủ đô để vẽ tranh thể hiện sự ủng hộ của người dân Paris và thế giới đối với các nạn nhân
Bức tranh đường phố tưởng nhớ họa sĩ vẽ tranh châm biếm của Charlie Hebdo, Jean Cabut, thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa soạn hôm 07/01
"Je suis Charlie" (Tôi là Charlie) đã trở thành biểu tượng ủng hộ quyền tự do ngôn luận sau vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo