Nửa đầu năm 2019: Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 54,3 triệu người

Đức Duy| 16/12/2019 19:23
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thông tin trên được chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm "Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học" ngày 15/12.

Cụ thể, nhằm  cung cấp thông tin về dự báo việc làm, xu hướng nghề nghiệp, nhu cầu của thị trường lao động và hướng nghiệp để giúp học sinh Bộ GD-ĐT tổ chức tư tọa đàm "Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học".

Chia sẻ tại buổi tọa đàm ông Hoàng Công Dụng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD-ĐT) cho biết: Việc định hướng cho học sinh chọn nghề nghiệp trong tương lai là rất cần thiết. Đây cũng là vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm, các em học sinh cần hiểu rõ về nghề, chọn nghề phù hợp với khả năng của mình.

Nửa đầu năm 2019: Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 54,3 triệu người

 Ông Hoàng Công Dụng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD-ĐT).

“Điều này sẽ giúp gia đình nói riêng và xã hội nói chung tránh lãng phí thời gian và tiền bạc khi học sinh học không đúng nghề, góp phần khắc phục được sự mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội”, ông Dụng nhấn mạnh.

Những năm trước đây, việc lựa chọn trường, chọn ngành để dự thi của học sinh chủ yếu căn cứ vào mức điểm trúng tuyển, các trường ĐH có tiếng, theo định hướng của cha mẹ, theo thị hiếu, nhu cầu chủ quan của mình, do hiệu ứng đám đông.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc chọn ngành, chọn nghề của học sinh đã thực tế hơn, đã có sự tính toán và định hướng tốt hơn những năm trước đây. Học sinh hiện nay có nhiều kênh thông tin để tiếp cận thông tin để chọn trường, chọn ngành, định hướng nghề nghiệp như qua các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, từ nhà trường, thầy cô, bạn bè, gia đình hay từ các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp... Đây là một trong các điều kiện thuận lợi để các em học sinh có thể tiếp cận được nhiều nguồn thông tin đa dạng, đa chiều, song cũng là một khó khăn trong việc xác định thông tin chính thống để việc xác định phương hướng lựa chọn nghề nghiệp được sát thực.

Nửa đầu năm 2019: Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 54,3 triệu người

Học sinh tham dự buổi tọa đàm.

Cũng tại buổi này, ông Dương Văn Bá, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác Thương mại Đông Nam Á chia sẻ, hiện nay lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong nửa đầu năm 2019 ước tính là 54,3 triệu người, giảm 208,3 nghìn người so với cuối năm, tăng 329,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực thành thị chiếm 33,01% và lao động nữ có việc làm chiếm 47,7% trong tổng số người có việc làm. Xu hướng lao động có việc làm trong quý I năm 2019 tăng rõ ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước.

Lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên đầu năm 2019 ước tính là 12,1 triệu người, chiếm 22,2% số lao động có việc làm của toàn quốc, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cuối năm 2018 và tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Nửa đầu năm 2019: Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 54,3 triệu người

Ông Dương Văn Bá, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác thương mại Đông Nam Á.

Cơ cấu lao động trong các ngành đang có sự chuyển dịch từ khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản sang khu vực Công nghiệp và Xây dựng và Dịch vụ. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản ước tính là 19,2 triệu người, chiếm 35,4% (giảm 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực Công nghiệp và xây dựng là 15,6 triệu người, chiếm 28,6% (tăng 2,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực Dịch vụ là 19,5 triệu người, chiếm 36,0% (tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

“Lao động giản đơn” thu hút nhiều nhân lực nhất trong thị trường lao động tại Việt Nam, chiếm 35,0% lao động có việc làm trên toàn quốc. Tỷ lệ người làm các công việc giản đơn còn cao trong bối cảnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật (từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên) cho người lao động còn thấp (khoảng 22,5% đối với lực lượng lao động và 22,2% đối với lao động có việc làm). Toàn quốc có khoảng 1,1% lao động là “lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị”. Tỷ trọng này ở nam giới cao gấp 2,5 lần ở nữ giới (tương ứng là 1,6% so với 0,6%), ở khu vực thành thị cao gấp gần 4 lần khu vực nông thôn (tương ứng là 2,3% so với 0,6%), những lao động này hầu hết đều đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (chiếm 99,2%).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nửa đầu năm 2019: Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 54,3 triệu người