Những khiếu nại bảo vệ quyền lợi NTD điển hình tháng 5/20016

Lan Trần| 16/06/2016 08:44
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khiếu nại về rút tiền từ thẻ ATM; vay tiêu dùng trả góp hay mua hàng trên mạng... là những vụ việc khiếu nại bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) điển hình tháng 5/20016 được Cục Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố mới đây.

Những khiếu nại bảo vệ quyền lợi NTD điển hình tháng 5/20016

Trong tháng 5/2016, nhiều vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD đã được giải quyết

Trong tháng 5, nhiều vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng đã được Cục Quản lý cạnh tranh tiếp nhận qua trang web hoặc qua email. Đáng chú ý trong số những vụ việc này là việc khiếu nại về việc rút tiền bằng thẻ tại máy ATM. Dù giao dịch không thành công nhưng tài khoản của NTD vẫn bị trừ tiền.

Cũng liên quan đến vấn đề tiền nong là khiếu nại của NTD  liên quan đến dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. NTD vay tiêu dùng với các công ty tài chính để mua các sản phẩm. Sau một thời gian ngắn (03 – 06 tháng), người tiêu dùng không còn khả năng trả nợ do lãi suất quá cao, và gặp thái độ cư xử không đúng mực từ phía các công ty tài chính.

Trước tình trạng này, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo NTD cần cân nhắc trước khi vay tiêu dùng trả góp; Xem xét kỹ hợp đồng ký với các công ty tài chính, đặc biệt là các điều khoản về lãi suất, lãi phạt, thời hạn trả nợ, nếu cảm thấy các điều khoản có thể gây bất lợi cho mình trong tương lai, người tiêu dùng nên xem xét kỹ lưỡng trước khi ký kết. Trong quá trình ký kết hợp đồng, nếu cảm thấy các điều khoản trên có thể gây bất lợi cho mình trong tương lai, NTD nên xem xét kỹ lưỡng trước khi ký kết; Lưu giữ hợp đồng để làm căn cứ đối chiếu, so sánh trong trường hợp xảy ra tranh chấp và người tiêu dùng nên lưu giữ tất cả hóa đơn, tài liệu chứng minh nghĩa vụ thanh toán nợ.

Cùng trong tháng 5/2016, vấn đề chất lượng sản phẩm khi mua hàng qua điện thoại cũng được NTD phản ánh. Đó là trong quá trình mua hàng qua điện thoại, NTD đã yêu cầu công ty chứng minh nguồn gốc của sản phẩm, tuy nhiên khi nhận được sản phẩm, đã không có bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc cũng như xuất xứ trên nhãn sản phẩm, do đó NTD yêu cầu trả lại hàng nhưng không được chấp nhận.

Theo điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: Với hợp đồng giao kết từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng hất lượng của hàng hóa, dịch vụ cũng như chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng hợp đồng. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp tên, địa chỉ tổ chức kinh doanh, chi phí giao hàng, phương thức thanh toán... Trường hợp việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.

Với những khiếu nại được NTD phản ánh, Cục Quản lý cạnh tranh đã thực hiện các biện pháp tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ được quyền lợi cho NTD. Trong trường hợp cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng, NTD có thể liên hệ với Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương mình sinh sống hoặc liên hệ với Cục Quản lý cạnh tranh để được hỗ trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những khiếu nại bảo vệ quyền lợi NTD điển hình tháng 5/20016