Hơn 1.000 khách mời là nhân sự cấp cao đến từ các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng và các nhà đầu tư cá nhân đã tham dự hội thảo về cơ hội đầu tư và tiềm năng Tập đoàn FLC, diễn ra tại quần thể FLC Sầm Sơn mới đây.
Với chuỗi sự kiện đáng chú ý gồm: Toạ đàm “Xu hướng dòng tiền trong bối cảnh bất động sản phân hóa”, ra mắt FLC Grand Hotel Samson và đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Gọi nắng”.
Hội thảo có sự tham dự của ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; ông Hà Hùng Cường - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp; ông Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương (CIEM); ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng; ông Đinh Thế Hiển - chuyên gia tài chính đầu tư; ông Lâm Minh Chánh - Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn.
Về phía Tập đoàn FLC có ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC; bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC; ông Lê Thành Vinh - Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT Tập đoàn FLC; ông Đặng Tất Thắng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC.
Bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết: Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển đột phá cả về chất và lượng trong thời gian tới khi Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 08 với chủ trương Nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để đảm bảo du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước...
Trong chiến lược kinh doanh, phát triển của mình, Tập đoàn FLC cũng định hướng đầu tư xây dựng chuỗi các quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, đồng bộ và đẳng cấp trải khắp các tỉnh thành có lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch trên cả nước. Các quần thể này không chỉ tạo ra các dịch vụ cao cấp với tiện ích đồng bộ, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo du lịch của địa phương, mà còn cung cấp các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng - sinh thái đặc biệt hấp dẫn, dẫn dắt thị trường BĐS của địa phương cũng như thị trường nói chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và nhà đầu tư đối với phân khúc này.
Ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa chia sẻ tại Hội thảo
“Hội thảo hôm nay chính là một diễn đàn để chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ, trao đổi và cập nhật thêm nhiều thông tin từ thị trường, từ nội tại doanh nghiệp, để quý vị thêm hiểu và yên tâm với những quyết định và sự lựa chọn của mình”, bà Hương Trần Kiều Dung nói.
Ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Không có FLC, Sầm Sơn không thể trở thành thành phố
Phát biểu tại tọa đàm, ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cung cấp một thông tin gây chú ý: giá bất động sản tại Sầm Sơn chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2 trong giai đoạn 2013 – 2015, nhưng sau khi xuất hiện dự án FLC Sầm Sơn, giá đất nền tại Sầm Sơn đã tăng mạnh, hiện đã là vài chục triệu đồng/m2. Những nhà đầu tư tại đây đã thu được lợi nhuận tối thiểu gấp rưỡi, thậm chí có thể gấp hai lần chỉ sau đúng một năm.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC thẳng thắn trả lời những thắc mắc của nhà đầu tư
Ông nhấn mạnh đóng góp quan trọng của FLC trong việc đưa Sầm Sơn từ thị xã thành thành phố: “Phải khẳng định, nếu không có dự án FLC Sầm Sơn và sự đầu tư của Tập đoàn FLC, Sầm Sơn không thể trở thành thành phố”.
Phó Chủ tịch Thanh Hóa nhớ lại, thời điểm tỉnh chấp thuận cho FLC đầu tư vào Sầm Sơn, khu vực dự án FLC Sầm Sơn vẫn còn là bãi sình lầy ngập mặn, không có hạ tầng gì, nhưng sau khi được FLC đầu tư, một năm sau nơi đây đã trở thành một dự án quy mô lớn.
Không chỉ làm thay đổi diện mạo Sầm Sơn và làm tăng giá trị cho bất động sản Sầm Sơn, quyết định đầu tư của FLC vào Sầm Sơn đã tạo ra một làn sóng các nhà đầu tư vào Sầm Sơn và Thanh Hóa nói chung.
Theo ông Tuấn, trong chiến lược phát triển kinh tế của Thanh Hóa, ngành du lịch được xác định là trọng tâm vì tiềm năng phát triển du lịch Thanh Hóa rất lớn. Việc FLC đầu tư thành công vào Sầm Sơn và Thanh Hóa đã tạo ra làn sóng nhiều doanh nghiệp khác đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Thay mặt lãnh đạo Thanh Hoá, ông Tuấn cam kết, tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện giải quyết những khúc mắc cho doanh nghiệp thực hiện dự án, tạo cơ chế chính sách thuận lợi, đồng thời cam kết đồng hành cùng FLC và những nhà đầu tư.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC: Giá cổ phiếu FLC sẽ tự đi lên theo xu hướng thị trường
Đích thân người giàu nhất sàn chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đã đưa ra nhưng diễn giải chi tiết về giá cổ phiếu FLC tại cuộc tọa đàm.
Toạ đàm “Xu hướng dòng tiền trong bối cảnh bất động sản phân hóa”
Cụ thể, cổ phiếu FLC được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và có tới 70% là nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân lại chưa quan tâm tới doanh nghiệp làm ăn có thành tích như thế nào. Việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư này gần như đi theo xu thế thị trường.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với các doanh nghiệp khác khi nhà đầu tư cá nhân sở hữu trên 20-30%. Trong trường hợp này, việc kiểm soát giá là rất khó.
Với những buổi chia sẻ cơ hội đầu tư tại Sầm Sơn, Chủ tịch FLC tin rằng nhà đầu tư và các quỹ sẽ hiểu thêm hoạt động doanh nghiệp. Khi các nhà tư cá nhân lớn và quỹ đang tiếp tục sở hữu trên 50% cổ phần, cổ phiếu sẽ tự động đi lên theo xu thế đi lên của thị trường.
Cũng trong buổi tọa đàm, ông Trịnh Văn Quyết đã thẳng thắn trả lời những thắc mắc của nhà đầu tư về tính pháp lý tại những công trình của FLC. Ông cam kết, Tập đoàn FLC đảm bảo cao nhất về mặt pháp lý cho khách hàng tại tất cả các dự án bất động sản mang thương hiệu FLC.
“Là tập đoàn hoạt động quy mô lớn, FLC có đủ tiềm lực, năng lực triển khai dự án và hiểu biết pháp lý để bảo vệ uy tín của mình, không để xảy ra các rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý cho khách hàng cũng như cho chính mình”, ông Trịnh Văn Quyết nói.
Ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng
Ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng: Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, cần quan tâm sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
“Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều rủi ro. Nếu tôi là nhà đầu tư, tôi sẽ phải quan tâm đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng - phát biểu.
Ông phân tích, nợ ngân hàng của Tập đoàn FLC là 3,6 nghìn tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu gần 8 nghìn tỷ. “Như vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ bằng khoảng 0,5 lần, thấp hơn so với nhiều khách hàng của ngân hàng tôi với tỷ lệ trên 1 lần. Đây là cái an toàn thứ nhất”.
Ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
“Thứ hai, tôi sẽ quan tâm đến lợi nhuận. FLC cam kết mỗi năm đưa ra lợi nhuận trên 10% cho sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Nếu so sánh với các kênh đầu tư khác như tiền gửi ngân hàng, vàng, chứng khoán, đây là một tỷ lệ lợi nhuận tốt và ổn định”.
Mặt khác, theo ông Hiếu, cổ phiếu FLC trên thị trường chứng khoán đang bị "undervalued" (dưới giá trị thật).
Ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Việc bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ rất phù hợp với chiến lược du lịch
Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang bùng nổ bởi đối tượng của phân khúc này rất đa dạng, chứ không "kén khách" như suy nghĩ của nhiều người, ông Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu QLKT Trung ương (CIEM) - nhận xét tại cuộc tọa đàm.
Ông Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (bên phải)
Ông Thành kể lại một câu chuyện từ năm 2004, khi ý tưởng về bất động sản nghỉ dưỡng được nhen nhóm từ thị trường Nhật Bản. "Chúng ta đều biết, cấu trúc dân số Nhật Bản người già rất nhiều, họ muốn xây những nơi nghỉ dưỡng phục vụ đối tượng này và khi đó, dải đất miền Trung bắt đầu hình thành thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và phục vụ cho người già Nhật. Tuy nhiên, rất tiếc sau đó đàm phán không thành công".
Nhưng từ câu chuyện này, ông Thành khẳng định bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ dành cho những người “tạm gọi là có tiền”, mà còn gắn với một số phân khúc khác như người lớn tuổi và bảo hiểm. Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu tăng, cấu trúc dân số đem lại những cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng.
"Việc bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ rất phù hợp với chiến lược du lịch. Tôi chỉ lấy một ví dụ, Thái Lan có dân số hơn 60 triệu người thì số khách du lịch tới thăm lên tới 30 triệu khách, Việt Nam giả sử làm kém hơn 90 triệu dân thì cũng thu hút 30 triệu khách du lịch, đây là một con số rất tiềm năng", ông nói.
Ông Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển có lợi thế rõ rệt
Mảng bất động sản nghỉ dưỡng ven biển như Tập đoàn FLC đầu tư là lĩnh vực Việt Nam có lợi thế rõ rệt, theo ông Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA)
Ông dẫn chứng, thị trường du lịch Việt Nam có dư địa phát triển rất rộng lớn, trong đó phần lớn là khách Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc. Đơn cử như có 143 triệu khách du lịch Trung Quốc đi ra nước ngoài trong năm 2016, 43% số đó có độ tuổi dưới 30 tuổi, nhu cầu chi tiêu khác hẳn so với người già.
“Một thị trường nữa là tầng lớp trung lưu trẻ. Tại FLC Sầm Sơn, tôi thấy nhiều gia đình trẻ đi hưởng thụ, khác với thời chúng tôi ngày xưa”, ông Doanh nhận xét.
“Điểm cuối cùng là có lẽ FLC nên sớm liên kết với các hãng lữ hành quốc tế để xây dựng những khu du lịch chuyên môn hóa với một số nước, từ đó biến du lịch thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước giống như Nghị quyết đề ra. Tôi mong muốn Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư”, ông nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): FLC đang cáng đáng một công việc nặng nề
Người nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng du lịch của nước ta từ lâu, nhưng ngành này mới chỉ được “đánh thức” ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, trong đó có Tập đoàn FLC đi đầu, Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhận xét.
Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng
Với tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị hướng tới phát triển du lịch thành nền kinh tế trọng điểm, FLC đang cáng đáng một công việc nặng nề, đó là phát triển các khu resort với hạ tầng lớn.
“Tôi thấy các bạn chọn được những địa điểm rất độc đáo để xây dựng: Ví dụ FLC Sầm Sơn từng là một vùng đầm lầy, FLC Quy Nhơn là nơi ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam hay ở Hạ Long, người ta thường xây khách sạn ở ven biển nhưng các bạn lại làm trên đồi”, ông nói.
“Tôi cũng hy vọng các bạn sẽ xây thêm nhiều khu vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch tốt hơn. Trên thế giới chỉ có những nhà tư bản thực sự hùng mạnh thì mới có khả năng xây loại hình bất động sản này. Chúng tôi mong FLC nỗ lực thực hiện cam kết của mình về tiến độ, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng”.
Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng: Phú Quốc và Sầm Sơn là những điểm nhấn sôi động.
“Có nhiều người hỏi tôi vì sao luôn cảnh báo rủi ro nhưng vẫn tư vấn đầu tư vào bất động sản”, ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng, đặt vấn đề.
Ông Lâm Minh Chánh, Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn
Ông lý giải: “Theo quan sát lâu năm, đầu tư vào bất động sản vẫn tốt. Trong vòng hai năm 2014 - 2015, mức sinh lời của thị trường bất động sản có thể bằng thu nhập của một thạc sỹ có lương 50 triệu một tháng trong vòng 15 năm”.
“Bất động sản nghỉ dưỡng đang ấm trở lại. Hiện nay, cần làm sao biến các khu nghỉ dưỡng thành điểm đến và thu hút khách trở lại, tôi quan sát thấy thời gian qua có Phú Quốc và Sầm Sơn là những điểm nhấn sôi động”, ông nói.
“Không phải bất động sản nghỉ dưỡng đầu tư vào đâu cũng thành công. Mà phải chọn được vị thế đất đai đắc địa”.
Ông Lâm Minh Chánh, Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn: Cổ phiếu FLC đang dưới giá trị thật
Theo ông Lâm Minh Chánh, Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nhân BizTALK trực thuộc BizLIVE.vn, có thể nói trừ khi thị trường quá “sung” hoặc quá “xìu”, lâu lâu mới có một lần, thì thị trường cứ lên hoặc cứ xuống mà không cần lí do. Còn bình thường thì VN-Index có cái lý của nó.
Ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC khái quát bức tranh toàn cảnh về sự vươn mình của FLC
“Nhưng vẫn có những trường hợp không có lý, ví dụ như cổ phiếu của FLC đang thấp dưới mệnh giá. Nhưng có một tin vui là mã FLC đang tăng, từ cuối năm 2016 đến năm 2017 đã lên 8.000 đồng. Nhưng dù vậy thì đây vẫn chưa phải là mức giá thể hiện hết tiềm năng của mã cổ phiếu FLC”, ông nói.
“Tôi cho rằng nếu công tác quan hệ cổ đông làm tốt hơn, làm sao để thị trường nghe được những thông tin trong buổi hội thảo ngày hôm nay thì chắc chắn giá cổ phiếu FLC sẽ không ở mức như hiện tại”.
Ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC: “5 không” và sự vươn mình ngoạn mục
“FLC tự hào là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ nhất trong những năm qua”, ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC phát biểu tại tọa đàm.
Ông cho biết, nếu như năm 2013, vốn sở hữu của FLC là 1,258 tỷ đồng , tổng doanh thu là 1,744 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 137 tỷ đồng thì kết thúc năm tài chính 2016, vốn sở hữu của Tập đoàn đã tăng lên 8,407 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 6,347 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.293 tỷ đồng.
Hiện FLC đang chính thức đầu tư tại 7 tỉnh thành trên cả nước bao gồm bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở, khu công nghiệp với những công trình tiêu biểu như FLC Landmark Tower, FLC Complex Phạm Hùng, FLC Twin Towers, FLC Garden City, FLC Ecohouse Long Biên... (Hà Nội); quần thể FLC Vĩnh Thịnh (Vĩnh Phúc); quần thể FLC Hạ Long, FLC Ngọc Vừng (Quảng Ninh), quần thể FLC Đồ Sơn (Hải Phòng), quần thể FLC Sầm Sơn (Thanh Hoá), quần thể FLC Quy Nhơn (Bình Định)...
Trong năm 2017, Tập đoàn dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường 2500 căn condotel, 1400 căn villa, 2500 căn hộ khách sạn và 4 sân golf18 hố. Đầu năm 2016, tổng tài sản của FLC được Savills định giá khoảng 3,8 tỷ USD nhưng đến nay, con số này không chỉ dừng tại đây.
Ông Đặng Tất Thắng cũng nhắc lại “5 không” của FLC như chủ trương của người đứng đầu Tập đoàn, ông Trịnh Văn Quyết: “Không xin, không mua lại, không làm chung dự án, không làm nhỏ và không làm chậm”.
Ra mắt FLC Grand Hotel Samson
Trong khuôn khổ của hội thảo, Tập đoàn FLC đã chính thức ra mắt hạng mục khách sạn FLC Grand Hotel Samson.
Nằm ở vị trí trung tâm của FLC Lux City, khách sạn FLC Grand Hotel Samson cao 15 tầng, được xây dựng trên diện tích 3,6 ha gồm 402 căn hộ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, có diện tích linh hoạt từ 44 m2 đến 158 m2 và đặc biệt là 2 phòng Tổng thống với diện tích lên tới 569m2.
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn "Gọi nắng", món quà tinh thần mới nhất mà Tập đoàn FLC gửi tới khán thính giả yêu nhạc Thanh Hóa
Với chính sách bán hàng hấp dẫn, FLC Grand Hotel Samson đang thu hút rất nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư. Theo đó, khi đầu tư căn hộ khách sạn tại đây, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ chương trình cho thuê với cam kết sinh lời tối thiểu 10% trong vòng 10 năm, được tặng 20 đêm nghỉ dưỡng miễn phí hàng năm (quy đổi trên toàn hệ thống nghỉ dưỡng của FLC).
Khách hàng đặt cọc và ký hợp đồng mua bán trước ngày 30/4/2017 sẽ nhận được quà tặng 3% giá trị hợp đồng (trước VAT).
“Gọi nắng” đầy cảm xúc giữa FLC Sầm Sơn
18 giai điệu trữ tình của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã ngân lên giữa khán phòng không còn chỗ trống của Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Sầm Sơn, với những cung bậc cảm xúc đan xen đầy màu sắc.
Đây là sự kiện cuối cùng trong chuỗi hoạt động của hội thảo, diễn ra ngày 8/4, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Thanh Hoá.
Với những bản phối khác lạ, các ca sỹ Đức Tuấn, Lô Thuỷ, Khánh Linh, Hoàng Quyên và Hồ Trung Dũng đã vẽ nên một hình ảnh Trịnh Công Sơn mới mẻ, đậm chất đương đại.
“Đây là lần thứ hai Đức Tuấn hát nhạc Trịnh tại FLC Sầm Sơn. Chúng tôi hy vọng mang đến cho khán giả những cách thể hiện mới mẻ về Trịnh Công Sơn, nhưng vẫn đong đầy cảm xúc và hy vọng vẫn có thể chạm tới trái tim của khán giả”, ca sỹ Đức Tuấn nói.
Một khán giả hiện đang sống tại Thanh Hoá bày tỏ, ông luôn mong tham dự những sự kiện văn hoá tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn bởi đó hầu hết là những chương trình có chất lượng nghệ thuật cao, chưa bao giờ khiến ông thất vọng.
“Gọi nắng" là món quà tinh thần mới nhất mà Tập đoàn FLC gửi tới khán thính giả yêu nhạc Thanh Hóa cũng như các du khách đến nghỉ dưỡng tại quần thể FLC Sầm Sơn. Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa lớn như Tuần lễ văn hóa - du lịch Hà Nội tại Thanh Hóa, Vòng Chung kết Sao Mai 2015, Du ca Việt..