Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBTVQH ban hành Nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Theo đó, cả ôtô và xe máy đều phải đóng thêm "phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ". Ôtô tùy theo dung tích xilanh sẽ phải đóng từ 20 - 50 triệu đ�
Ảnh minh hoạ
Đồng quan điểm trên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc thu phí để hạn chế xe cá nhân và giảm kẹt xe như đề xuất là bất hợp lý bởi tình trạng kẹt xe còn do đường sá chật hẹp và ý thức người tham gia giao thông chưa cao... Ngoài ra, hiện nay người sử dụng phương tiện ôtô và xe máy phải chịu phí đăng ký biển số, trước bạ, thuế bảo vệ môi trường tính vào giá xăng dầu... nay lại thêm phí lưu thông nội đô trong giờ cao điểm thì sẽ gây thêm gánh nặng cho người dân...
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, riêng Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã có 9,2 triệu xe máy và cả nước có 1,8 triệu ôtô. Nếu thu 500.000 đồng/xe máy/năm thì khoản phí lưu hành xe máy sẽ đạt 4.600 tỷ đồng và phí ôtô sẽ cao gấp nhiều lần. Số tiền này cao hơn mức thu phí đề xuất dành cho Quỹ Bảo trì đường bộ. Mức thu theo đầu phương tiện do Bộ GTVT đề xuất trước đó dự kiến sẽ thu được từ ôtô 4.400 tỷ đồng/năm, xe máy là 1.500 tỷ đồng/năm.
Các chuyên gia khuyến cáo, vấn đề mấu chốt và cần làm hiện nay là Bộ GTVT cùng các địa phương cần tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng (tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, xe điện mặt đất, xe buýt...) nhanh và tốt hơn để người dân sẽ thấy được lợi ích và tự động chuyển sang sử dụng vận tải công cộng, thay thế cho xe cá nhân.
Đức Dũng