Người "thổi hồn" vào quạt cổ đất Hà Thành

Nguyễn Đình Kim Cương| 25/01/2015 07:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tìm đến phố cổ, hỏi nhà ông Trần Công Phúc, mọi người đều vui vẻ nói: "Bệnh viện của thần gió ở số 2 Tạ Hiện". Quả đúng như thế, căn nhà của ông Phúc chỉ rộng chừng 20 mét vuông nhưng lại chứa đầy quạt cổ, tựa một xưởng sửa chữa mi ni.

Đặt chân tới "Bệnh viện của thần gió" chúng tôi thấy "bác sĩ Phúc" tay đang thoăn thoắt phục chế một chiếc quạt cổ, mặc dù trời đang giữa mùa đông, nhưng trên khuôn mặt ông, mồ hôi vẫn toát ra như tắm.

Ông Phúc năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng đôi mắt ông còn khá tinh tường, đôi tay ông nhanh nhẹn mỗi khi cầm chiếc tua vít, hay liếc mắt tìm con ốc để làm sống dậy cái quạt tưởng chừng như đã trở thành đống sắt vụn. Ông chia sẻ: "Niềm đam mê với quạt cổ giúp tôi quên đi mọi mệt nhọc, tôi muốn thổi hồn vào chúng để làm sống dậy những giá trị văn hóa của từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Cho đến nay tôi đã phục chế đến hàng ngàn chiếc quạt, có những chiếc tôi yêu lắm, nhưng thấy người khác còn yêu hơn và có niềm đam mê giống mình nên nhượng lại cho họ để cùng chia sẻ đam mê này".

Cũng chính vì niềm đam mê đó mà người dân Thủ đô thường gọi ông là "Ông vua quạt cổ đất Hà Thành", hay ví căn nhà của ông là "Bệnh viện của thần gió". 

Năm 2012, ông được Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất. Trước đây, ông Phúc là một công nhân chuyên sửa chữa băng đa, phụ tùng đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước của Xí nghiệp đầu máy xe lửa Hà Nội. Ông bắt đầu học nghề cơ khí từ năm 1957, đến năm ông 24 tuổi đã có tấm bằng Hàn hơi.

Người

Kỷ lục của ông Phúc được ghi nhận

Ông bén duyên với nghề từ lúc mua được chiếc quạt cổ của Đức được sản xuất từ năm 1875, chạy bằng hơi nước từ một người đồng nát. Ông đã mày mò phục chế nó, thật bất ngờ có người đã hỏi mua chiếc quạt đó với giá gấp 10 lần.

Hiện giờ, toàn bộ không gian trong ngôi nhà nhỏ của ông đều dành để trưng bày quạt cổ. Trên trần nhà, những chiếc quạt trần được tháo bỏ cánh để tiết kiệm không gian treo san sát nhau, dưới nền nhà, không chỗ nào là không có quạt, thiết bị quạt. Cơ man nào là quạt Marelli, thứ đến là quạt Emi Hà Lan, Calor Pháp, quạt tai voi của Nga, National 110 voil của Nhật…

Ông Phúc cho biết: Mỗi chiếc có một vẻ đẹp riêng và thiết kế độc đáo khác nhau, nhưng đều được làm rất kỹ bằng những chất liệu đắt tiền như thân đúc bằng gang, cánh bằng gỗ hoặc đồng, chính vì thế mà chúng có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Gần 30 năm sống với nghề phục chế quạt cổ, ông đã đón tiếp hàng ngàn lượt khách ghé thăm và cũng đã bán đi hàng trăm chiếc với giá từ cao đến thấp. Ông cho biết, chiếc thấp nhất cũng có giá tầm 5 - 7 triệu đồng, cao nhất lên đến hàng trăm triệu đồng.

"Bây giờ là thời điểm cuối năm, lượng người ghé thăm quạt càng nhiều, đặc biệt là các đại gia chuộng đồ cổ, chuyên săn đồ cổ cũng thường xuyên tới tìm hiểu và đặt mua. Vừa rồi, có vợ chồng nhân viên Đại sứ quán Tây Hồ đã đến mua chiếc Marelli với giá 550 đô", ông Phúc kể. 

Người

Người

Người

Những chiếc quạt trần cổ đã được phục chế và tháo cánh để tiết kiệm diện tích

Người

Người

Chiếc quạt trần cổ hoàn chỉnh và chiếc Marelli đắt giá

Người

Người

Người

Người

Quạt to, quạt nhỏ trải qua nhiều thời kỳ đã được ông Phúc sưu tầm để phục chế được bày khắp nơi trong nhà

Người

Người

Người

Các linh phụ kiện phục chế quạt

Người

Ông Phúc chia sẻ niềm đam mê của mình với phóng viên

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Người "thổi hồn" vào quạt cổ đất Hà Thành