Hoà chung không khí trên khắp mọi miền đất nước, TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phố ông Đồ, đường mai vàng thuộc Lễ hội Tết Việt (Nhà Văn hoá Thanh niên TP.HCM); không gian trước chợ Bến Thành (quận 1)… là những địa điểm check-in không thể bỏ qua ở TP.HCM vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Dù mở cửa chưa được 1 tuần nhưng Lễ hội Tết Việt thu hút đông đảo người dân đến chụp hình. Lễ hội năm nay kéo dài đến ngày 2/2/2025 (Mùng 5 Tết) tại Nhà Văn hoá Thanh niên TP.HCM. Chị em xúng xính áo quần đi chụp hình Tết sớm. "Năm nào, tôi cũng tranh thủ qua Nhà Văn hoá Thanh niên chụp hình, không khí ở đây rất náo nhiệt, tiểu cảnh trang trí đặc sắc", chị Tú Hải, ngụ quận 11 nói. Phố ông Đồ được đầu tư công phu và bài bản về cả hình thức và nội dung, quy tụ hơn 50 ông đồ trẻ, bày mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ Tết xưa được sắp đặt dọc mặt tiền Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1… Điểm mới năm nay là Phố ông Đồ được bao phủ bởi khung tre tạo hình khối tựa như những nhà cao tầng hiện đại, màu đỏ tượng trưng cho sung túc may mắn và năng lực dồi dào của một năm mới. Du khách đến tham quan có thể “xin chữ”, trải nghiệm workshop tại chỗ, gửi gắm những ước nguyện ngày xuân của mình vào những câu chúc tốt lành. Ngôi nhà ở trung tâm, được thiết kế theo một phong cách rất riêng của người miền Nam, cụ thể là người dân An Giang. Ngôi nhà truyền tải giá trị gia đình, là sự sum họp, sự đoàn viên, lòng biết ơn... và nhiều những giá trị khác của gia đình Việt cũng là điểm nhấn của lễ hội năm 2025. Các gia đình hào hứng lưu lại những bộ ảnh ý nghĩa. Theo quan sát, tiểu cảnh của Lễ hội Tết Việt được sắp đặt và tạo hình khéo léo, gợi nên một không gian Tết yên bình, ấm cúng và hạnh phúc. Một bạn trẻ trong trang phục áo dài truyền thống check-in bên đường mai vàng. Không gian hoa mai ở đây được các nghệ nhân khéo léo tạo hình, sắp đặt hài hòa, tạo điểm nhấn về sắc màu. Rặng mai vàng kết hợp với hơn 5.000 cây tre được tạo hình nghệ thuật bao phủ mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, gửi gắm thông điệp về kỷ nguyên vươn mình của nước Việt. Một địa điểm quen thuộc được người dân lui tới chụp hình dịp Tết là chợ Bến Thành ở quận 1, ngôi chợ hơn 100 năm tuổi giữa lòng thành phố. Các bạn trẻ chọn trang phục sặc sở với hy vọng đón năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc. Cuối tuần, có hàng trăm người đến chợ Bến Thành chụp hình khiến không khí nơi đây thêm phần náo nhiệt. Cách đó không xa là ga Bến Thành, nhà ga ngầm lớn nhất của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cũng được nhiều người chọn để trải nghiệm, chụp hình. Khoảnh khắc ngọt ngào trước thềm Xuân. Thay vì thuê thợ chụp hình, nhiều người trang bị máy ảnh để thoả sức sáng tạo trong dịp Tết. Dự kiến, trong vài ngày tới, lượng người đổ về khu vực trung tâm tham quan, chụp hình sẽ ngày càng đông.
Dù thế giới có đổi thay, dù khó khăn phức tạp thế nào thì giá trị cốt lõi, tình cảm nhân dân Việt Nam và Ba Lan dành cho nhau không thay đổi, mà ngày càng phát triển sâu sắc, toàn diện, hiệu quả hơn, không ngừng củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống. Đây vừa là mệnh lệnh của trái tim, vừa là lợi ích của hai đất nước, hai dân tộc đóng góp vào hòa bình, hợp tác phát triển trên thế giới. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ, chân thành của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi khái quát về quan hệ hai nước tại các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, bạn bè Ba Lan trong chuyến thăm chính thức nước này.