Như các bạn đã biết, trồng lan không phải mùa nào cũng sẽ sinh sôi nảy nở, cho ra những cây hoa lan xinh đẹp. Nghệ nhân Đoàn Văn Thái chia sẻ chăm sóc hoa lan như thế nào để hoa lan vẫn có thể duy trì phát triển khỏe mạnh.
Chân dung nghệ nhân Đoàn Văn Thái
Nghệ nhân Đoàn Văn Thái với hơn 10 năm kinh nghiệm trồng lan và gần 6 năm làm nghề, anh biết rõ những khó khăn của những người mới vào nghề trồng lan là gì. Trồng lan không đơn giản và vào mùa đông việc trồng lan trở lên khó khăn hơn bởi nhiệt độ lạnh của thời tiết khó tránh khỏi tác động vào những cây lan. Nhưng chỉ cần bạn thực hiện tốt những bước chăm sóc lan dưới đây là có thể đảm bảo cây lan có thể yên ổn phát triển qua mùa đông để chờ đến mùa xuân tươi mới.
Điều chỉnh thói quen tưới nước là yếu tố đầu tiên được anh Đoàn Văn Thái nhắc tới. Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống có khí hậu như thế nào để điều chỉnh thói quen tưới nước cho hoa lan. Thường chỉ cần tạo ẩm cho cây lan bằng 3 khối đá viên đã đủ, nhiệt độ trong không khí quá khô có thể khiến phong lan bị khô nhanh hơn, khi đó cần bổ sung thêm độ ẩm cho phù hợp.
Để biết được một gốc lan đã được tiếp đủ nước chưa, có thể nhìn vào bộ rễ của cây, đánh giá rễ cây đầy đặn và xanh tức là đã đủ. Ngược lại nếu rễ cây có biểu hiện bị khô thì nên bổ sung một chút nước để rễ có thể cân bằng độ ẩm và phục hồi dần.
Mùa đông là mùa hanh khô nhất trong năm, vì vậy độ ẩm của cây sẽ có chiều hướng thay đổi hơn so với các mùa khác trong năm, hoa lan với đặc tính ẩm nhưng không ướt rất cần được bổ sung độ ẩm phù hợp. Có thể sử dụng phun sương tạo độ ẩm cho cây trong cả khu vực vườn hoa giúp giữ ẩm cho cây. Ngoài ra phải đảm bảo cây lan được đặt ở nơi nhận đủ ánh sáng tự nhiên để quang hợp tốt.
Hãy đảm bảo chắc chắn những cây lan của bạn đang được ở nơi có đầy đủ ánh nắng. Khác với mùa hè nắng gay gắt, mùa đông nắng thường ngắn hơn và ít hơn. Đừng thấy lạ khi cây lan của bạn xuất hiện những chiếc lá vàng, đây là dấu hiệu cây lan báo hiệu đang bị ở nơi thiếu ánh sáng, vì vậy trong mùa đông bạn có thể lựa nơi nhận được nhiều ánh nắng hơn, để đặt những chậu lan để chúng nhận được nhiều ánh sáng giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Mùa lạnh theo anh Thái thì cây lan hấp thụ phân bón ít hơn, vì vậy có thể chỉ cần duy trì định kỳ khoảng từ 3 tuần 1 lần với lượng phân bón đã được pha loãng. Trong mùa Đông loại phân bón cần nhất cho cây là phân lân, giúp cho cây hoa lan cứng cáp hơn. Một số loại phân lân có thể dùng như siêu lân Hà Lan, siêu lân Kina.
Sử dụng Nano Đồng, Dithane M-45 phun trực tiếp vào cây để chống rét và diệt khuẩn cho cây lan. Thông thường khoảng 2 tuần/ lần, nếu thời tiết rét đậm kéo dài có thể 1 tuần/lần.
Bổ sung K 2 SO 4 , KNO 3 giúp giữ nước trong thân cho hoa lan, lưu ý chỉ phun vào thân, lá và rễ lan tránh phun vào nụ có thể bị cháy.
Bộ rễ cũng cần được chú trọng đảm bảo luôn được giữ ẩm để phát triển. Rễ là bộ phận hút ẩm và các dưỡng chất nuôi cây nên trong mùa đông cần chú trọng hơn. Nếu có ý định ghép lan rừng thì cần phải giữ ẩm cho gốc của cây hoa lan để có thể ra rễ và kei. Những rễ già khô nên cắt hết đi, chừa lại khoảng 1-2cm để rễ phát triển ra rễ mới.
Anh Đoàn Văn Thái với đam mê nghề trồng lan đã luôn nỗ lực không ngừng để nghiên cứu, tìm tòi ra hướng chăm sóc và phát triển cho những cây hoa lan. Đây cũng là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định đến chặng đường phát triển về sau cho những người trồng lan. Nếu chưa thực sự có đam mê với nghề, chắc chắn bạn sẽ không thể trụ vững với nghề này bởi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, hiểu biết về nghề là vô cùng quan trọng.
Để tìm hiểu thêm về các phương pháp trồng lan hiệu quả cùng anh Đoàn Văn Thái độc giả hãy truy cập:
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100016719825399