Một số quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện, quy định mới về kiểm định xe ô tô và mức thu phí sử dụng đường bộ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2024.
Thông tư 41/2023/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ từ ngày 15/02/2024 như sau:
- Xếp hàng không được vượt quá khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông của phương tiện, không quá tải trọng trục cho phép theo quy định; đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên: Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2m; Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5m; Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8m.
Xe chuyên dùng và xe chở container: Chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35m.
Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Hàng hóa xếp trên phương tiện phải được xếp đặt gọn gàng, xếp dàn đều
- Các kiện hàng có khối lượng nặng hơn, có bao gói cứng, ổn định được xếp ở phía dưới. Các kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau. Các kiện hàng bị nghiêng, lệch được xếp vào giữa để đảm bảo hạn chế xô lệch trong quá trình vận chuyển.
- Lắp thêm hoặc tháo bỏ các nắp chắn bụi cho thùng xe của xe ô tô tải tự đổ nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng xe;
- Cải tạo thay đổi vị trí các trục, cụm trục, chốt kéo đến hết ngày 31/12/2015 đối với sơ mi rơ moóc tải (trừ sơ mi rơ moóc tải tự đổ) và sơ mi rơ moóc chở container có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn khối lượng toàn bộ theo thiết kế;
- Cải tạo theo thiết kế mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.
Các trường hợp còn lại tiếp tục được miễn hồ sơ thiết kế khi đăng kiểm xe:
- Xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí;
- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe;
- Xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01/11/2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp với quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT;
- Tháo bỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc khí thiên nhiên nén (CNG) cho động cơ đã cải tạo lắp đặt thêm hệ thống cung cấp nhiên liệu (LPG, CNG) trở về chỉ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới trước khi cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin liên quan đến phương tiện theo quy định hiện hành.
Thông tư 43/2023/TT-BGTVT được Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành ngày 29/12/2023 sửa đổi Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư 16/2022/TT-BGTVT.
Theo đó, Thông tư 43/2023/TT-BGTVT đã bổ sung thêm 05 trường hợp độ xe ô tô vẫn được chấp thuận đăng kiểm như sau:
- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe;
- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo;
- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ;
- Thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng;
- Ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này.
Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
Theo Thông tư 35/2023/TT-BGTVT, xe quá tải trọng của đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau: (1)
1- Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu "hạn chế trọng tải toàn bộ xe" hoặc biển báo hiệu "Loại xe hạn chế qua cầu" tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
2- Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe tại Điều 17 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu "hạn chế trọng tải toàn bộ xe" và "Loại xe hạn chế qua cầu";
3- Có tải trọng trục xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu "Hạn chế tải trọng trên trục xe" hoặc biển báo hiệu "Tải trọng trục hạn chế qua cầu" tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
4- Có tải trọng trục xe vượt quá quy định về giới hạn tải trọng trục xe tại Điều 16 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu "Hạn chế tải trọng trên trục xe" và "Tải trọng trục hạn chế qua cầu".
Xe quá khổ giới hạn của đường bộ
Thông tư cũng nêu rõ, xe quá khổ giới hạn của đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau: (2)
1- Chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu "Hạn chế chiều dài xe" hoặc biển báo hiệu "Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi- rơ-moóc" tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
2- Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu "Hạn chế chiều dài xe" và "Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi- rơ-moóc";
3- Chiều rộng vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu "Hạn chế chiều ngang xe" tại nơi có loại biển báo hiệu này;
4- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét tại nơi không có loại biển báo hiệu "Hạn chế chiều ngang xe";
5- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu "Hạn chế chiều cao" tại nơi có loại biển báo hiệu này;
6- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét, đối với xe chở container lớn hơn 4,35m mét tại nơi không có loại biển báo hiệu "Hạn chế chiều cao".
Cũng theo Thông tư, xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe thuộc ít nhất một trong các trường hợp quy định tại đoạn (1) bên trên hoặc kích thước bao ngoài thuộc ít nhất một trong các trường hợp quy định tại đoạn (2) bên trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.
Thông tư 35/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2024.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13/12/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
Về thu phí sử dụng đường bộ đối với từng loại phương tiện, Nghị định quy định: đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) bao gồm: xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (ô tô).
Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ như sau:
Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24, tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong biểu nêu trên. Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36, tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong biểu nêu trên.
Thời gian tính phí theo biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = mức thu 01 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
Đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ôtô của lực lượng quốc phòng, công an), Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định: đối với xe ôtô kiểm định lần đầu, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Đối với xe ôtô cải tạo, chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân (và ngược lại) thì mức thu phí tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu theo Giấy chứng nhận đăng ký mới của xe ôtô.
Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ kiểm định của xe ô tô. Đơn vị đăng kiểm cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2024.