Thời tiết đang bước dần vào những ngày chuyển mùa và hanh khô hơn. Một chứng bệnh ngoài da thường gặp ở kiểu thời tiết này là nứt gót chân. Bệnh này khiến không ít chị em phụ nữ thiếu tự tin khi đi chân trần hoặc diện một đôi giày đẹp.
Nguyên nhân gây nứt gót chân được cho là do 3 nguyên nhân chính sau: da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Cụ thể, do thời tiết mùa đông quá lạnh lại hanh khô khiến da khô và mất nước. Gót chân thường bị mất độ ẩm tự nhiên do: Không giữ ẩm cho bàn chân thường xuyên, cơ thể bị mất nước hoặc không uống đủ nước, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân… làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt.
Bệnh này khiến phần da ở gót chân chúng ta bị bong tróc và nứt gây ngứa rát và chảy máu. Từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt. Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, chảy máu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, cần ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.
Những mẹo nhỏ giúp bạn có thể phòng ngừa cũng như chữa trị vết nứt không bị tiến triển nặng thêm vô cùng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày; Uống nhiều nước hàng ngày; Giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên; Chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm và Omega 3; Không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân; Không chà chân quá kỹ. Ngoài ra hãy tạo một chiếc mặt nạ dưỡng ẩm cho đôi gót hồng từ những thực phẩm thiên nhiên sau đây:
Dùng dầu dừa
Dầu dừa là sản phẩm làm đẹp khá phổ biến với các chị em. Với công dụng làm mềm duyệt kỳ của sản phẩm này bạn cũng có thể áp dụng với chứng nứt gót chân. Để có một gót hồng luôn mịn màng và trắng hồng bạn nên thoa dầu dừa thường xuyên vào mỗi lần tắm xong hoặc trước khi đi ra ngoài. Nếu không may bạn đã thấy xuất hiện những vết nứt dưới gót chân thì bạn cũng có thể dùng dầu dừa để hạn chế việc vết nứt to ra. Nhưng lưu ý chỉ nên dùng khi bạn ở trong nhà và rửa sạch trước khi ra ngoài để tránh gây nhiễm trùng ngược.
Dùng chuối hoặc đu đủ
Hai loại quả chứa rất nhiều vitamin này lại là thần dược chữa nứt gót chân, nó có tác dụng giữ ẩm cho vùng gót chân của bạn. Cách làm cũng rất đơn giản. Bạn lấy một quả chuối chín, tốt nhất là vỏ đã xuất hiện những vết đồi mồi, lốm đốm hoặc một miếng đu đủ thật chín đem nghiền ra thật nhuyễn. Đắp phần đủ đủ hoặc chuối đã nghiền lên gót chân đang nứt nẻ của bạn, chờ trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Làm như vậy hằng này, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa.
Dùng chanh
Trong việc chữa trị nứt gót chân, chanh được xem là loại quả có tác dụng tẩy tế bào da chết hiệu quả nhất. Hằng ngày, bạn cắt một lát chanh nhỏ, chà lên phần gót chân bị nứt rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Cách làm đơn giản này sẽ giúp gót chân của bạn loại bỏ tế bào chết hiệu quả – một biện pháp để chữa trị nứt gót chân.
Dùng cám gạo
Cám gạo có chứa nhiều vitamin B, và là thảo dược tự nhiên giúp tẩy tế bào da chết. Bạn chỉ cần cho thêm một ít dầu dừa và mật ong để hỗn hợp đặc quánh lại. Bôi hỗn hợp này lên vùng gót chân bị nứt và giữ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Làm như vậy hằng này, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa. Đây là biện pháp chữa nứt gót chân khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, được những người phụ nữ nông thôn sử dụng khá nhiều.
Dùng nước muối ấm
Hẳn trong bếp nhà bạn sẽ có muối ăn. Vậy đây chính là nguyên liệu bạn dễ tìm nhất để chữa nứt gót chân rồi. Hòa muối vào nước ấm cho tan hết rồi ngâm chân trong vòng 10 phút. Tiếp tục ngâm chân trong nước mát để máu được lưu thông thật tốt.