Tưởng chừng là câu hỏi rất đơn giản thế nhưng chưa hẳn nhiều người đã có câu trả lời đúng như suy nghĩ của bố mẹ mình. Câu hỏi đó cũng đã khiến hàng nghìn tân sinh viên của Trường ĐH Luật Hà Nội im lặng.
Trong khuôn khổ Tuần lễ giáo dục công dân cho sinh viên năm nay, Trường ĐH luật Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề "Giáo dục đạo đức văn hóa, đạo đức công dân, đạo đức nghề Luật", cô giáo Nguyễn Khánh Tuân – người sáng lập viên Câu lạc bộ học tập đạo đức văn hóa truyền thống trực thuộc Trung tâm Giáo Dục Quốc Tế UNESCO Việt Nam đã chia sẻ cùng sinh viên các câu chuyện về gia đình, sự hi sinh của cha mẹ giành cho con cái. Cô Tuân nói, con cái là sự sống, là hòn ngọc, là vật báu của mỗi người làm cha, làm mẹ. Họ sẵn sàng làm những việc nhiều người khinh bỉ, nhặt ve chai…. thậm chí bán một phần cơ thể để cho con có một tương lai tốt đẹp mà không màng đến sự sống của mình.
Cô Khánh Tuân chia sẻ cùng sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh Đức Duy.
Cô Tuân cũng kể câu chuyện có thật của một gia đình ở Ấn Độ. Gia đình đó có 4 người con, nhà rất nghèo người cha phải đi làm xe kéo để kiếm tiền nuôi 4 người con ăn học. Khi đứa con đầu vào đại học, vì học ở thành phố rất tốn kém người cha trong nhà không có tiền nhưng nỗ lực đi dùng xe kéo để kiếm tiền mưu sinh và nuôi con. Người cha tự nhủ với mình rằng cố gắng “hi sinh đời bố cũng cố đời con” với mong muốn sau khi con ra trường có việc làm thì mình sẽ đỡ.
Năm thứ 2, mọi thứ trong nhà đã bán sạch, khi không còn gì bán nữa, anh quyết định bán giác mạc của mình lấy 500 đô để đóng tiền học cho con.
Năm thứ 3, đứa thứ 2 vào đại học, lại một khoản tiền cực kỳ lớn ngoài với sự nỗ lực của anh, anh tự động viên mình nỗ lực lên Punđa (tên người bố) ơi! Cố lên con mình sẽ trở thành người có tài, anh nỗ lực hết mình nhưng sức lực có hạn anh đã phải bán đi một bên thận của mình để lấy tiền cho con ăn học.
Tiếp sau đó anh bán thêm 1 nửa lá gan của mình dẫu nhưng vẫn không được nghỉ ngơi, anh vẫn phải miệt mài làm việc. Dần dần chết dần chết mòn và thân của anh như một cái cây xanh rờn, yếu đuối anh từ giả cõi đời.
Nhiều bạn sinh viên đã không cầm được nước mắt khi nghe các diễn giả nói chuyện. Ảnh Đức Duy.
Khi bốn đứa con trở về ngồi trước vong linh của cha đã lạnh lẽo, nhà báo mới hỏi rằng tại sao anh to khỏe như vậy mà cha mình ốm yếu như vậy người con cả đã khóc đến giờ phút này tôi mới hiểu ra rằng tiền học của tôi là mắt của cha, là tim, là gan, là máu của cha. Tôi ở trên thành phố học mà không biết được cha tôi đã vất vả như thế nào.
Cô Tuân cũng chia sẻ thêm, người ta làm một cuộc tổng kết trong ngày của mẹ hỏi các bạn muốn làm gì để báo hiếu cho cha mẹ? Nhiều người nói tôi muốn có nhà lầu, xe hơi để báo hiếu cha mẹ. Nhưng khi hỏi các bậc phụ huynh thì họ mong muốn trong ngày của mình con tôi sẽ về với tôi, nấu cơm ăn cơm cùng tôi, đừng làm việc quá vất vả.
Những thông điệp tưởng chừng bình dị đó nhưng khiến nhiều người phải khựng lại và rơi nước mắt tại hội trường. Cũng qua buổi nói chuyện chuyên đề này Trường đại học Luật Hà Nội mong muốn gửi thông điệp với các tân sinh viên của mình rằng Nhà trường không chỉ đi đầu trong việc việc đào tạo lĩnh vực chuyên môn Luật mà Nhà trường còn rất chú trọng đến việc định hướng về nhân cách, đạo đức dành cho các em sinh viên. Sinh viên của Trường ĐH Luật Hà Nội được phát triển toàn diện cả về đạo đức và chuyên môn.
Những hoạt động giáo dục, định hướng cho sinh viên như trên, không chỉ giúp các em nhìn rõ hơn con đường của mình cần đi mà hơn hết chính là giúp các em được hiểu thêm về giá trị truyền thống văn hoá dân tộc, giúp các em có được sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất trước khi chính thức bước vào cuộc sống sau 4 năm theo học tại giảng đường đại học.