Lũ lụt kỷ lục, hàng ngàn con đập của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ vỡ

Trâm Anh (theo Reuters/AFP)| 22/07/2020 17:44
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các nhóm môi trường cho biết biến đổi khí hậu đang mang lại mưa lớn hơn và thường xuyên hơn. Lũ lụt ồ ạt có thể kích hoạt các thảm họa “thiên nga đen” không lường trước được với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Hàng ngàn con đập được xây dựng vào những năm 1950 và 1960 trong một chiến dịch xây đập do Mao Trạch Đông lãnh đạo để chống lại hạn hán ở Trung Quốc – một đất nước chủ yếu là nông nghiệp. Năm 2006, Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc cho biết, từ năm 1954 đến 2005, đê đã bị sập tại 3.486 hồ chứa do chất lượng xây dựng dưới tiêu chuẩn và quản lý kém. Những trận mưa phá kỷ lục những ngày gần đây khiến người dân lo ngại về tình trạng của 94.000 con đập trên khắp Trung Quốc.

Lũ lụt kỷ lục, hàng ngàn con đập của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ vỡ

Thị trấn Dương Châu ngập trong nước.

Theo dữ liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy, tại Quảng Tây, ở phía Tây Nam Trung Quốc, lượng mưa và nhiệt độ trung bình cao hơn đáng kể trong những năm 1990-2018 so với 29 năm trước đó.

Đó là những sự kiện cực đoan khiến các con đập gặp nguy hiểm, David Shankman, nhà địa lý học tại Đại học Alabama, người nghiên cứu về lũ lụt Trung Quốc, cho biết.

Tuy nhiên, một con đập phải có khả năng chịu được các sự kiện cực đoan ngay cả khi chúng trở nên thường xuyên và khi trận lụt kết thúc, nó phải có chất lượng chính xác như trước sự kiện, nếu con đập được thiết kế và xây dựng đúng cách, ông Shank Shankman nói.

Trước nguy cơ những gì có thể xảy ra khi nước phía sau một con đập trên một nhánh của sông Dương Tử đã tăng mạnh, các nhà chức trách Trung Quốc vào Chủ nhật đã buộc phải dỡ một phần của đập Tam Hiệp để xả lũ và hạ thấp mực nước.

Mới đây, trong một tiết lộ hiếm hoi, Trung Quốc đã thừa nhận đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang (Dương Tử) ở tỉnh Hồ Bắc “có chút biến dạng nhẹ” sau đợt lũ lụt kỷ lục. Nhà điều hành con đập cho biết một số kết cấu bên ngoài của con đập đã bị vênh. 

Theo tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, sự cố "biến dạng" này đã xảy ra hôm 18/7 sau khi lũ lụt từ các tỉnh phía Tây gồm Tứ Xuyên và Trùng Khánh dọc theo thượng nguồn sông Dương Tử có lưu lượng dòng chảy cao kỷ lục 61.000 m3/ giây. Một số đoạn của con đập bị biến dạng nhẹ và tình trạng rò rỉ nước ở các bức tường chính cũng được ghi nhận trong hai ngày 18 và 19/7 khi hồ chứa đập mở cửa xả lũ. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài lâu, các thông số của đập vẫn đạt tiêu chuẩn an toàn và tất cả thay đổi theo dõi được đều nằm trong các thông số thiết kế.

Một thành viên của Viện Kỹ thuật Trung Quốc và của Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang đã khẳng định rằng, đập Tam Hiệp đủ khả năng chịu được tác động của đợt lũ lụt có tốc độ dòng chảy gấp đôi với tốc độc dòng chảy được ghi nhận hôm 18/7.

Lũ lụt kỷ lục, hàng ngàn con đập của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ vỡ

Đập Tam Hiệp mở cửa xả lũ 

Trước đó, giới chức địa phương ở miền Trung Trung Quốc đã ban bố cảnh báo lũ lụt ở mức cao nhất sau khi mực nước một con sông lớn lên đến gần 29,7m, cao hơn mức nguy hiểm là 27,5m. 

Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc dự báo mưa lớn kéo dài tiếp tục xảy ra ở các tỉnh Tứ Xuyên, An Huy, Hồ Bắc và Hà Nam đến ngày 23-7. Bộ quản lý khẩn cấp Trung Quốc cho biết mưa lớn đã ảnh hưởng tới gần 24 triệu cư dân ở khắp 24 tỉnh của Trung Quốc từ đầu tháng này. 

Nhà chức trách Trung Quốc ước tính thiệt hại kinh tế trực tiếp do lũ lụt gây ra lên đến 64,4 tỉ nhân dân tệ (tương đương 9,2 tỉ USD).

Tại một khu vực khác, một vụ lở đất đã chắn ngang một con sông tại tỉnh Hồ Bắc hôm 21/7, tạo thành hồ nước đe dọa các ngôi làng lân cận cũng như TP Ân Thi ở hạ lưu.

Trung Quốc đã từng trải qua một thảm họa tồi tệ vào năm 1975, khi con đập Ban Kiều trên sông Hoàng Hòa hoàn thành năm 1952 với sự trợ giúp của Liên Xô, bị vỡ khiến hàng chục ngàn người chết - theo ước tính chính thức được công bố hai thập kỷ sau đó. Trước khi sự kiện con đập này bị vỡ - được gọi là thảm họa “thiên nga đen” – đập Bản Kiều được mệnh danh là “con đập thép” bất khả chiến bại.

Công trình đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vốn là một phần trong chiến dịch khai thác thủy điện trên sông Hoài – con sông lớn thứ ba của Trung Quốc.

Ye Jianchun, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc, nói trong một cuộc họp báo gần đây rằng ông tin tưởng các dự án kiểm soát lũ trên các con sông lớn có khả năng xử lý lũ lụt lớn nhất kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nhưng Ye nói rằng lũ lụt ngày càng nghiêm trọng có thể vượt quá khả năng phòng thủ kỹ thuật của các con đập trên những con sông khác và dẫn đến một thảm hoa “thiên nga đen” khác.

Nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn, chính quyền đã củng cố và nâng cấp những con đập cũ và đẩy mạnh công tác kiểm tra. Việc xây dựng các con đập mới đã được lên kế hoạch.

Biến đổi khí hậu khiến cho các chính sách phòng chống lũ lụt từ một hoặc hai thập kỷ trước là không còn phù hợp nữa, ông Benjamin Horton, Giám đốc Đài quan sát Trái đất Singapore cho biết.

Những gì thực sự cần phải làm bảo vệ các hệ sinh thái, chứ không phải chống lại chúng bằng cách xây đập, ông cho biết.

Mưa như trút đã ảnh hưởng tới gần 24 triệu cư dân ở khắp 24 tỉnh của Trung Quốc từ đầu tháng này, Bộ quản lý các vấn đề khẩn cấp cho biết. Nhà chức trách Trung Quốc ước tính thiệt hại kinh tế trực tiếp do lũ lụt gây ra lên tới 64,4 tỷ NDT (tương đương 9,2 tỷ USD).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lũ lụt kỷ lục, hàng ngàn con đập của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ vỡ