Phóng sự - Ghi chép

Loạt bài: Bình yên thế trận lòng dân Bài 2: Đột phá từ mô hình “24 giờ trải nghiệm”

Nhóm phóng viên 17/12/2024 06:30

Với những hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, đặc biệt thông qua mô hình “24 giờ trải nghiệm”- sáng kiến tiên phong của lực lượng Đoàn Thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), việc củng cố thế trận lòng dân đã đạt nhiều bước tiến vững chắc.

thumbnil-1-.png

Với những hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, đặc biệt thông qua mô hình “24 giờ trải nghiệm”- sáng kiến tiên phong của lực lượng Đoàn Thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), việc củng cố thế trận lòng dân đã đạt nhiều bước tiến vững chắc.

tile-1.jpg

Với tỷ lệ dân số gần 54% là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) là địa bàn có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. Trên chặng đường xây dựng nền tảng vững chắc giữa chính quyền và người dân, huyện Quỳ Hợp đã thực hiện một bước tiến mạnh mẽ qua mô hình “24 giờ trải nghiệm”. Đây là sáng kiến đầu tiên trên toàn tỉnh Nghệ An của Đoàn Thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, ra đời vào tháng 6/2022.

Mô hình này không chỉ hướng đến mục tiêu hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và tạo dựng thế trận lòng dân vững bền tại vùng núi của tỉnh Nghệ An.

Có thể thấy, Công an huyện Quỳ Hợp quyết định tìm ra một hướng đi mới trong công tác dân vận.

thieu-tuong-trang-a-tua-cuc-truong-cuc-xay-dung-phong-trao-bvan-to-quoc-tham-truong-thpt-quy-hop-don-vi-diem-trien-khai-mo-hinh-giao-y-thuc-chap-hanh-pl-copy-copy.jpg

nam-2023-cong-an-huyen-quy-hop-nhan-co-thi-dua-cua-tinh-nghe-an-copy-copy.jpg

chi-doan-cong-an-huyen-quy-hop-trao-tang-cong-trinh-cot-moc-bien-gioi-cho-don-bien-phong-nam-can-ky-son-copy-copy.jpg

Đoàn Thanh niên Công an huyện đã chọn cách trực tiếp sống, làm việc và hòa nhập với người dân trong vòng một ngày, nhằm tạo điều kiện để các chiến sĩ công an hiểu rõ hơn về cuộc sống, tâm tư và nguyện vọng của đồng bào.

Các hoạt động này không chỉ tăng cường sự gần gũi, thân thiết, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về đặc thù văn hóa, xã hội của địa phương, từ đó có thể hỗ trợ người dân một cách phù hợp và thiết thực nhất.

Thượng uý Trần Văn Quý, Bí thư Chi đoàn công an huyện Quỳ Hợp, chia sẻ: “Qua những chuyến đi cùng bà con, chúng tôi không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất, mà còn giúp họ nâng cao ý thức pháp luật. Mô hình này là cầu nối để chúng tôi nắm bắt rõ hơn khó khăn của từng gia đình, từ đó xây dựng các chương trình hỗ trợ phù hợp hơn”.

tile-2(1).jpg

Trong mỗi chuyến “trải nghiệm”, các chiến sĩ công an cùng bà con tham gia lao động sản xuất, sửa chữa, làm đường sá, xây dựng nhà tình nghĩa và trao tặng nhiều vật phẩm cần thiết cho những gia đình nghèo khó, đơn thân hay các em nhỏ mồ côi.

Nhờ mô hình này, nhiều gia đình tại các xã khó khăn như Liên Hợp, Văn Lợi, Châu Thành, Tam Hợp..., đã có nhà mới, công trình công cộng được nâng cấp, cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ để phát triển sinh kế bền vững.

doan-vien-cong-an-huyen-lam-duong-cho-nguoi-dan-xa-tam-hop(1).jpg
Đoàn viên công an huyện Quỳ Hợp làm đường cho người dân xã Tam Hợp.

Chỉ sau 2 năm triển khai mô hình, Chi đoàn Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động hơn 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Các hoạt động mô hình đã thu hút ủng hộ hơn 600 ngày công của người dân tham gia.

Đặc biệt, lực lượng Đoàn Thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động xây dựng 7 nhà tình nghĩa cho 7 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; làm 1 cầu dân sinh; tu sửa 4 ngôi nhà, 4 chuồng trại và cung cấp 50 con giống; hỗ trợ xây dựng hơn 500 mét đường bê tông; nạo vét hơn 400 mét kênh mương nội đồng; trao quà cho 10 hộ gia đình chính sách, 15 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với tổng giá trị các hoạt động hơn 1,2 tỷ đồng.

Bên cạnh các hoạt động lao động, các chiến sĩ còn đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, giúp người dân nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành. Những buổi nói chuyện gần gũi, những ví dụ từ cuộc sống thực tế đã giúp pháp luật trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn với người dân.

Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, Đoàn Thanh niên Công an còn phối hợp với các lực lượng địa phương tổ chức tuần tra, phòng ngừa tội phạm và duy trì an ninh trật tự. Các xóm, bản nhờ đó đã hình thành những tổ tự quản an ninh, trở thành “tai mắt” quan trọng giúp ngăn ngừa tội phạm và tạo sự bình yên cho thôn làng.

tile-3(1).jpg

Không chỉ có giá trị thực tiễn, mô hình này còn mang lại sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm thức của người dân về hình ảnh người chiến sĩ công an. Ông Lương Xuân Kính - Bí thi Chi bộ xóm bản Cô, xã Châu Thành, chia sẻ: “Thấy các chiến sĩ cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con, chúng tôi rất xúc động và thêm tin tưởng vào chính quyền. Sự nhiệt tình, gần gũi của họ đã giúp đồng bào chúng tôi thêm yên tâm và gắn bó hơn với bản làng”.

Chính sự sẻ chia, lắng nghe và giúp đỡ nhiệt thành của những chiến sĩ công an đã làm nên một thế trận lòng dân vững chắc. Đây không chỉ là thành công của mô hình "24 giờ trải nghiệm", mà còn là minh chứng cho sức mạnh của lòng dân trong xây dựng nền an ninh nhân dân.

thieu-tuong-trang-a-tua-cuc-truong-cuc-xay-dung-phong-trao-bvan-to-quoc-antq-phat-bieu-tai-hoi-nghi-so-ket-hai-nam-trien-khai-mo-hinh-24-trai-nghiem.jpg

Tôi đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban giám đốc công an tỉnh Nghệ An, cũng như cấp uỷ của Ban chỉ huy công an huyện Quỳ Hợp đã quan tâm, chỉ đạo lực lượng thanh niên tham gia vào mô hình Dân vận khéo “24 giờ trải nghiệm”. Qua theo dõi, mô hình “24 giờ trải nghiệm” của Chi đoàn công an huyện Quỳ Hợp là rất thiết thực, có hiệu quả, được nhân dân rất đồng tình ủng hộ và cấp uỷ chính quyền địa phương đánh giá cao”.

Thiếu tướng Tráng A Tủa - Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an

“Qua theo dõi tham luận, rất nhiều ý kiến đề xuất nhân rộng không chỉ trong lực lượng công an, mà còn nhân rộng đến các lực lượng đoàn viên thanh niên trong toàn huyện. Như vậy có thể nói, mô hình thực sự rất thiết thực, góp phần quan trọng vào củng cố xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, đặc biệt góp phần củng cố thế trận lòng dân vững chắc”, ông Tủa cho biết thêm.

Nhận thấy hiệu quả của “24 giờ trải nghiệm”, Bộ Công an đang có kế hoạch nhân rộng mô hình này tới các địa phương khác trên cả nước. Còn với Công an huyện Quỳ Hợp, từ thành công của mô hình này sẽ là tiền đề để địa phương phát triển thêm những chương trình "Dân vận khéo" mới như: “Xóm không có tội phạm và tệ nạn xã hội” hay “Xã sạch về ma túy”.

Qua đó, lực lượng công an mong muốn biến những hoạt động dân vận thành nhịp cầu bền vững giữa chính quyền và nhân dân, góp phần làm cho Quỳ Hợp ngày càng bình yên và phát triển.

Mô hình “24 giờ trải nghiệm” chính là minh chứng sinh động cho câu nói: “Lấy dân làm gốc, gần dân thì dân sẽ tin yêu và ủng hộ”. Những kết quả tích cực từ mô hình đã thể hiện rõ ràng tinh thần “vì nhân dân phục vụ” của lực lượng Công an huyện Quỳ Hợp, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng trong công tác dân vận tại các vùng nông thôn, miền núi khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Loạt bài: Bình yên thế trận lòng dân Bài 2: Đột phá từ mô hình “24 giờ trải nghiệm”