Đồng chí Đặng Thị Bích Liên – thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đến dự lễ đón nhận Bằng xếp hạnh di tích Quốc gia – Quần thể di tích Đền Cao và khai hội truyền thống năm 2018; tưởng niệm ngày mất ở 5 đức Thánh họ Vương tại Chí Linh, Hải Dương.
Ngày 10/3 (tức ngày 23 tháng Giêng âm lịch), Thị ủy, HĐND, UBMTTTQ thị xã Chí Linh đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng xếp hạnh di tích Quốc gia – Quần thể di tích Đền Cao và khai hội truyền thống năm 2018, tưởng niệm ngày mất ở 5 đức Thánh họ Vương. Đến dự có đồng chí Đặng Thị Bích Liên – thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; GS – Trần Lâm Biền - Ủy viên Hội đồng di sản Quốc gia, Đại biểu Cục di sản Văn hóa, Tổng cục du lịch, đại biểu hội khoa học lịch sử Việt Nam.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương có đồng chí Lương Văn Cầu - Ủy viên BCH tỉnh ủy, Phó CT UBND tỉnh Hải Dương, đồng chí Nguyễn Anh Cương - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương.
Lãnh đạo thị xã Chí Linh có đồng chí Lưu Văn Bản - Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thị ủy; đồng chí Nguyễn Đức Hóa – Phó bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã. Các đồng chí Lãnh đạo Đảng ủy xã An Lạc.
Đại biểu dòng họ Lê Việt Nam, Đại biểu dòng tộc họ Vương – tại tỉnh Thanh Hóa. Cùng các cơ quan thông tấn, báo chí, các cơ quan Trung ương tỉnh Hải Dương và thị xã Chí Linh.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đã trao bằng xếp hạng di tích quốc gia quần thể di tích đền Cao cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh và xã An Lạc.
Trong diễn văn khai mạc buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh nhấn mạnh: "Quần thể di tích đền Cao là di tích lịch sử, gắn liền với với chiến công oai hùng của 5 vị tướng họ Vương, có công phù giúp vua Lê Đại Hành chiến thắng giặc Tống xâm lược vào thế kỷ thứ X". Trường tồn cùng lịch sử, vượt qua bao biến cố thăng trầm, những nghi lễ và phong tục độc đáo vùng địa linh nhân kiệt vẫn còn nguyên những giá trị thiêng, là nét văn hoá vật thể, phi vật thể độc đáo.
Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, các ngôi Đền thờ phụng năm Đức thánh họ Vương vẫn uy linh trần mặc, trường tồn giữa vùng không gian văn hóa tâm linh đặc biệt. 12 đạo sắc phong, ngọc phả, hàng trăm bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp oai hùng của 5 đức thánh họ Vương cùng với những địa danh lịch sử của đại bản doanh An Lạc góp sức cho Vua Lê Đại Hành mãi mãi lưu thanh danh lịch sử".
Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đề nghị đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh và xã An Lạc cần có kế hoạch quy hoạch bảo tồn quần thể di tích làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lâu dài. Tiếp tục xây dựng kế hoạch hàng năm tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích đang xuống cấp, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ di tích vào việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, định hướng việc công đức phù hợp, nhằm bảo đảm đúng với nội dung, tín ngưỡng của di tích.
Trước và sau buổi lễ đón bằng là các nghi thức lễ tế nghinh, lễ rước bộ, tế yên vị.
Lễ hội truyền thống đền Cao năm 2018 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 9 - 11/3 (tức từ ngày 22 - 24 tháng Giêng) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Lễ mộc dục, tế khai xuân, hội thi giã bánh giầy, nấu chè kho, rước kiệu từ đền Cao, đền Bến Cả, đền Bến Tràng về đền Cả, tế hội đồng, lễ ban “Khước Thánh”, lễ tế nghinh, lễ rước bộ, tế yên vị, lễ đón bằng xếp hạng quần thể khu di tích quốc gia đền Cao, tưởng niệm ngày mất của 5 đức Thánh họ Vương; giao lưu các CLB hát chèo thị xã Chí Linh, tổ chức giải thể thao và trò chơi dân gian, giải vật truyền thống, lễ đập đất, vật đập đất và các hoạt động văn hóa múa rối nước, biểu diễn nghệ thuật mừng lễ hội...