Ngày 18/06, Cơ quan Hải Quan Trung Quốc đã tạm đình chỉ nhập khẩu thịt lợn của một công ty xuất khẩu thịt lợn lớn thứ 3 tại Canada sau khi phát hiện một lô hàng có chứa chất tạo nạc ractopamine.
Thịt nhập chưa chắc đã sạch hoàn toàn
Ractopamine là chất thuộc nhóm beta-agonist (bao gồm các chất clenbuterol, salbutamol và ractopamine), nhóm hormon tăng trưởng. Tại Trung Quốc, cơ quan nhà nước cấm sử dụng chất này và không chấp nhận dư lượng ractopamine trong thịt lợn nhập khẩu. Đồng thời, chất này cũng bị Bộ NN&PTNT cấm sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại nước ta từ nhiều năm nay.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết ractopamine là chất cấm đứng đầu trong danh mục 18 chất cấm trong chăn nuôi ở nước ta, chỉ sau hai chất salbutamol và clenbuterol. Nhưng ở 29 nước như Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan… lại cho phép sử dụng. Đây là những nước Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn thịt lợn, gà, bò… trong nhiều năm qua.
Cũng theo ông Bình, nhiều nước cho sử dụng vì chất ractopamine bị đào thải rất nhanh qua con đường nước tiểu. Sau khoảng hai ngày lượng đào thải là 73%, sau bốn ngày đào thải 93% và sau 14 ngày thì bằng các phân tích sắc ký cũng không còn phát hiện ra chất này trong vật nuôi. Do đó công tác kiểm soát chất cấm ractopamine trong thịt nhập khẩu cũng rất khó khăn. Hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở việc lấy mẫu ngẫu nhiên và nếu nhập khẩu thịt đông lạnh càng khó vì cơ quan thú y không thể kiểm hết trên thị trường. Điều này tạo ra sự không công bằng với thịt sản xuất trong nước. Bởi các nước trên thì được phép sử dụng trong khi Việt Nam lại cấm.
Đặc biệt do được sử dụng ractopamine nên người chăn nuôi ở Mỹ, Úc, Canada… tiết kiệm được khoảng 10% chi phí thức ăn, trọng lượng lại tăng thêm 10%. Điều này làm giá thành sản xuất thấp và họ bán với giá rẻ thì ngành chăn nuôi Việt Nam cạnh tranh không lại.
Hiện nay, do dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang hoành hành, lượng thịt nhập khẩu từ các nước khác tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2018. Thịt nhập có giá chỉ từ 100.000 – 120.000vnđ/kg gây sức ép không nhỏ lên ngành chăn nuôi và thị trường thịt nội địa.
Mô hình 3F – Đảm bảo chất lượng thịt và phòng dịch hiệu quả
Để đảm bảo thịt lợn sạch cho người dân trong mùa dịch và ổn định thị trường thịt heo nội địa, nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi sử dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Theo ông Phùng Đức Tiến, an toàn sinh học trong chăn nuôi bao gồm một hệ thống biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường; đồng thời, cách ly được với các vi khuẩn, virus gây bệnh khác để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch.
Tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, họ đã áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi an toàn sinh học 3F – Từ trang trại đến bàn ăn để bảo vệ đàn lợn giống, đảm bảo nguồn cung cấp thịt lợn chất lượng ra thị trường. Masan Nutri Science (MNS) cũng là một trong những đơn vị áp dụng hiệu quả mô hình 3F. Từ 5 năm trước MNS đã khởi động sản xuất thức ăn chăn nuôi – Feed và có trang trại chăn nuôi hiện đại khép kín tại Nghệ An - Farm. Thức ăn chăn nuôi không có kháng sinh, lợn nuôi được kiểm soát an toàn dịch bệnh và sử dụng công nghệ Châu Âu để cho ra sản phẩm thịt chất lượng tuyệt hảo, thực sự tươi ngon.
Không chỉ dừng ở đó, tháng 12/2018, MNS đã khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS MEAT Hà Nam – đại diện cho chữ F thứ 3 (Food), đồng thời cho ra mắt thương hiệu thịt mát MEATDeli. Nhà máy MEAT Hà Nam được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm. Ngoài ra, thịt lợn sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Bên cạnh mô hình chăn nuôi hiện đại, khép kín 3F, MEATDeli còn áp dụng hệ thống kiểm soát dịch theo 3 tuyến theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế sau hơn 40 ngày chủ động ngưng hoạt động vì DTLCP.
Thịt mát nội địa công nghệ Châu Âu hấp dẫn người tiêu dùng
Nhà máy MEAT Hà Nam đã phải chi thêm hàng tỷ đồng cho quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, thiết lập các phòng kiểm dịch ngay trong nhà máy, làm gia tăng giá thành sản phẩm lên đến 15%. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, giá bán sản phẩm ra thị trường vẫn giữ nguyên.
Ông Nguyễn Huỳnh Gia Hoàng – Giám Đốc Điều Hành công ty MNS MEAT Hà Nam chia sẻ “Chúng tôi đang cố gắng tăng hiệu suất của từng nhân viên ở từng công đoạn chăn nuôi, giết mổ, pha lóc phát huy ở mức tối đa để tiết kiệm chi phí”.
Hiện nay tính bình quân trong mỗi bữa ăn, mỗi gia đình chỉ tốn thêm khoảng 1.300đ/người (so với thịt mua tại các chợ truyền thống) để có những bữa ngon vô lo với thịt mát an toàn MEATDeli.
Thế nên so với thịt nhập đông lạnh chưa chắc “chuẩn sạch”, người dân vẫn sẽ ưu tiên sử dụng thịt mát nội địa có nguồn gốc, kiểm nghiệm rõ ràng lại dễ dàng sử dụng.
Do đó, khi vừa trở lại sau hơn 40 ngày chủ động ngưng hoạt động vì DTLCP, MEATDeli đã thu hút hơn 100.000 lượt mua của các bà nội trợ Hà Thành trong tuần đầu tiên, tăng hơn 50% so với tháng 03 và mở rộng thêm 36 cửa hàng, đại lý, nâng tổng số địa điểm bán MEATDeli tại Hà Nội lên hơn 50 điểm. Ngoài các sản phẩm hiện có tại cửa hàng, MEATDeli có ra mắt thêm các sản phẩm Lòng lợn: tim, gan, cật cho người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn.
Tham khảo tại https://meatdeli.com.vn/ hoặc gọi đến số Hotline 18006828 để đặt ngay thịt mát MEATDeli.
Hệ thống kiểm soát dịch theo 3 tuyến: Tuyến 1 là đảm bảo không cho bất kỳ lợn hoặc đàn lợn nào nhiễm dịch bệnh được xuất chuồng, xuất trại. Tuyến hai, đảm bảo không có bất kỳ con lợn nào nhiễm bệnh vào nhà máy giết mổ. Tuyến 3, kiểm soát thành phẩm khi ra khỏi cơ sở giết mổ để đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm thịt lợn mất an toàn nào đến tay người tiêu thụ. |