Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Kim Oanh| 17/01/2020 15:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Áo phao được đặt phía dưới ghế ngồi của quý khách. Quý khách mặc áo bằng cách choàng qua đầu và thắt chặt dây qua eo...". Đằng sau những chỉ dẫn an toàn bay quen thuộc trên mỗi chuyến bay là những ngày khổ luyện với các TVHK tương lai của Bamboo Airways.

Sự cố và tình huống nguy hiểm không mong muốn là điều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong chuyến bay. Do đó, xác định gắn bó với nghiệp tiếp viên hàng không đồng nghĩa với việc các học viên phải coi huấn luyện ứng phó khẩn nguy và xử lý tình huống là bài học sống còn. Những bài học ấy không chỉ đòi hỏi sự bình tĩnh, khéo léo mà còn là thử thách không nhỏ về thể lực với tất cả các tiếp viên hàng không tương lai và các “đại sứ bầu trời” của Bamboo Airways cũng không phải ngoại lệ. 

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Quy trình đào tạo ứng phó khẩn nguy của Bamboo Airways được nghiên cứu và xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam. Đoàn trưởng Đoàn Tiếp viên, anh Lê Đăng Khoa cho biết: “Không chỉ mang lại cho hành khách những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái nhất trên mỗi chuyến bay, những tiếp viên hàng không Bamboo Airways cần phải trở thành ‘bác sĩ’, ‘lính cứu hỏa’ và cả ‘chuyên viên cứu hộ’ trong những tình huống khẩn nguy”.

Kỹ năng thoát hiểm trên đất liền và mặt nước

Ứng cứu khẩn cấp và kỹ năng sinh tồn dưới nước là yêu cầu đào tạo bắt buộc của Cục Hàng không Việt Nam đối với vị trí tiếp viên hàng không. Do đó, khả năng bơi lội là một trong những tiêu chí bắt buộc của học viên tiếp viên hàng không. Với các trường hợp khẩn cấp như hạ cánh trên nước, mặt đất hoặc mất áp suất, cháy, khói trong khoang hành khách… tiếp viên phải bình tĩnh và áp dụng tốt các kỹ năng để đảm bảo an toàn tối đa cho hành khách cũng như bản thân.

Bài tập kỹ năng khi thoát ra khỏi máy bay là một bài thực hành khắc nghiệt, mô phỏng khi máy bay xảy ra sự cố, các tiếp viên phải trượt từ cửa thoát hiểm máy bay xuống thông qua cầu trượt phao.

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Nhìn qua ảnh chiếc cầu trượt phao này, không ít người nghĩ rằng việc trượt xuống khá đơn giản nhưng thực tế đây lại là một trong những kỹ năng “khó nhằn” nhất với những học viên.

Mục đích của chiếc cầu trượt thoát hiểm này để sơ tán hành khách khỏi máy bay nên nó được thiết kế bề mặt trơn nhẵn và độ dốc cao, giúp cho tốc độ trượt xuống càng nhanh càng tốt. Các học viên được đào tạo để vừa đảm bảo thời gian thoát hiểm, vừa thoát hiểm hoặc “ôm” hành khách thoát ra ngoài an toàn mà không làm bản thân và khách chấn thương.

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Theo quy định an toàn hàng không, trong trường hợp khẩn cấp, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn phải rời khỏi máy bay trong 90 giây. Do đó khi thực hành, mỗi học viên cũng chỉ có 90 giây để trượt khỏi máy bay trên chiếc cầu phao dốc. Chỉ cần sơ suất không thực hiện đúng động tác nắm chặt bàn tay, duỗi thẳng cánh tay hướng về trước, các học viên hoàn toàn có thể gặp phải những chấn thương trong quá trình thực hành.

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Bên cạnh đó, trong các tình huống khẩn nguy khi hành khách gặp chấn thương hay vấn đề về sức khỏe, các tiếp viên chính là người phải nhanh chóng thực hiện các động tác sơ cứu cơ bản như ép tim ngoài lồng ngực, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của hành khách… Thậm chí, tiếp viên hàng không tương lai còn được đào tạo hộ sản, xử lý trường hợp khách bay bị nhồi máu cơ tim, động kinh hay nhiều bệnh khác.

Kỹ năng sống còn trên mặt nước

Sau khi thoát khỏi máy bay, ở 100m đầu tiên, các tiếp viên hàng không sẽ phải bơi tự do trước khi bơi với áo phao đã được thổi phồng với đúng tư thế và động tác. Không những thế, tiếp viên hàng không cũng được huấn luyện để trong tình huống nguy cấp, họ có thể bơi cứu hộ có áo phao, hỗ trợ cho hành khách bị thương hay không thể tự di chuyển trên nước.

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Các học viên được hướng dẫn tư thế nổi khi ở trên mặt nước: co người, gập gối để kéo dài thời gian giữ ấm cơ thể và giảm tiêu hao năng lượng. Thay vì vùng vẫy tự do, học viên được đào tạo kỹ càng để giữ bình tĩnh thao tác, tránh những động tác thừa tiêu hao sức lực cũng như dễ dàng di chuyển trên nước, ứng cứu người bị nạn.

Trong quá trình học, các tiếp viên hàng không tương lai được đào tạo triển khai bơi theo đội hình tùy theo từng mục đích. Nếu đội hình vòng tròn nhằm đảm bảo cho việc không thất lạc người, các thành viên có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng cách đưa những người sức khỏe yếu hay bị thương vào tâm đội hình, thì các học viên được hướng dẫn chuyển sang đội hình tam giác khi cần di chuyển. Với đội hình này, người khỏe mạnh nhất sẽ đóng vai trò là mũi nhọn dẫn đường và kéo tất cả các thành viên cùng di chuyển trên mặt nước về phía thuyền phao.

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Điều đặc biệt hồ bơi huấn luyện mà học viên tiếp viên hàng không của Bamboo Airways thực hành ứng cứu khẩn nguy trên mặt nước đều được trang bị các tính năng hiện đại, mô phỏng các tình huống như thật. Các bài học khẩn nguy trên nước vì thế không hề dễ dàng cho các học viên.

“Lính cứu hỏa” trên bầu trời

Cháy nổ là một trong những tình huống khẩn nguy nghiêm trọng nhất trên máy bay. Để trở thành tiếp viên, các học viên Bamboo Airways sẽ phải trải qua quá trình huấn luyện khắt khe, mang tính chuyên nghiệp cao ở cả trong và ngoài nước.

Khói bất ngờ xuất hiện trong khoang máy bay, ghế ngồi bắt lửa. Bình cứu hỏa được trang bị sẵn trên tàu, tiếp viên hàng không phải ngay lập tức có phản xạ dập lửa, hạn chế tối đa nguy cơ cho máy bay và hành khách trên tàu. 

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Các học viên được đào tạo trên các mô hình thực tế, mô phỏng không gian trên máy bay với những tính năng, hiệu ứng như một chuyến bay thật. Điều này giúp các tiếp viên hàng không tương lai được thực hành trong môi trường nhiều cảm giác hơn để ứng phó với các tình huống khẩn nguy có thể xảy ra trong chuyến bay thực tế.

Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể

Trong những tình huống khẩn nguy, cận kề với ranh giới sinh – tử, các tiếp viên hàng không của Bamboo Airways vẫn được đào tạo để hỗ trợ và đảm bảo an toàn tối đa cho mọi hành khách. Vượt qua quá trình tiêu tốn rất nhiều thể lực và trí tuệ, những học viên vượt qua những chuyến bay tuyển loại cuối cùng sẽ được trang trọng trao tặng chiếc cánh bay, chính thức gia nhập đội ngũ “đại sứ bầu trời” của Hãng. 

Mời độc giả đón đọc Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ V): Sân bay nơi "ngực trái"

Thông tin tuyển dụng chi tiết, vui lòng xem tại:

Website: https://tiepvienhangkhong.bambooairways.com/

Facebook: https://www.facebook.com/talent.BambooAirways/

Email: hr@bambooairways.com

Hotline: 089 66 33 233

 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hành trình chạm tới huy hiệu cánh bay (Kỳ IV): Ứng phó khẩn nguy - Chuyện chưa kể