Khi lễ hội thành thảm kịch: Do ý thức người dân hay lỏng lẻo trong tiêu chuẩn an toàn công cộng?

Minh Anh| 30/10/2022 08:53
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hiện tại lực lượng cứu hộ Hàn Quốc cập nhật con số thương vong trong vụ giẫm đạp tại lễ hội Halloween ở Itaewon, với ít nhất 149 người thiệt mạng và 150 người bị thương. Vụ việc này một lần nữa đã phơi bày các quy tắc an toàn lỏng lẻo của các quốc gia.

Ít nhất 146 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương ở khu vực Itaewon của thủ đô Seoul, Hàn Quốc vì bị giẫm đạp khi đến dự lễ hội hóa trang Halloween. Nhiều nạn nhân là các thiếu nữ độ tuổi 20, có người nước ngoài.

Theo hãng tin Reuters, tính đến 2h sáng 30-10 (giờ Việt Nam), nhà chức trách xác nhận có ít nhất 146 người chết trong vụ giẫm đạp và hơn 150 người bị thương.

2c72a2cd_3f70_4328_8710_c5fca6523c71_1.jpg
149 người chết trong vụ giẫm đạp tại lễ hội Halloween ở Itaewon.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết vụ giẫm đạp xảy ra vào khoảng 22h20 (giờ địa phương, tức 20h20, giờ VN) khi đám đông đổ về quận trung tâm của Seoul để chơi lễ Halloween hôm nay 29-10.

Các quan chức nói rằng con số thương vong sẽ tiếp tục tăng sau khi có thêm những báo cáo, Korea Herald cho hay.

Thảm họa chết chóc gần nhất ở Hàn Quốc cũng ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người trẻ tuổi. Vào tháng 4/2014, 304 người, chủ yếu là học sinh trung học, đã tử nạn trong vụ chìm Sewol chấn động.

Vụ việc này đã phơi bày các quy tắc an toàn lỏng lẻo và nhiều lỗi về quy định. Một phần nguyên nhân của thảm kịch hàng hóa quá tải, không được buộc chặt và thủy thủ đoàn không được huấn luyện tốt cho các tình huống khẩn cấp.

Đây không phải là lần đầu tiên những vụ thảm kịch này diễn ra tại Hàn Quốc và trên thế giới cũng có nhiều lễ hội trở thành thảm kịch khi hàng loạt người đã tử vong khi cố tình chen lấn và hoảng loạn tìm cách thoát thân.

Vào năm 2020, Lễ hội âm nhạc Love Parade nổi tiếng của Đức năm nay biến thành thảm kịch khi đám đông chen lấn, giẫm đạp nhau làm ít nhất 19 người thiệt mạng và hơn 340 người bị thương.

reuters_1.jpg
Hiện trường sau vụ giẫm đạp trong sự kiện Halloween ở Seoul. Ảnh: Reuters.

Lễ hội âm nhạc techno mang tên Love Parade hôm 24/7/2010 ở thành phố Duisburg, phía tây Đức cũng biến thành thảm kịch khi cảnh chen lấn giẫm đạp diễn ra và làm 18 người thiệt mạng.

Karl Lowenstein nói rằng đường hầm khi đó chật ních người và tối om. "Có chuyện gì đó xảy ra, hình như ai đó vấp hoặc ngã và người ta xô nhau để ra đầu đường hầm bên kia. Nhiều người ngã xuống, và một số không bao giờ đứng lên nữa", anh nói.

Cảnh sát đã xác định được danh tính của 18 người thiệt mạng, trong đó có 6 người nước ngoài. Các nạn nhân tuổi từ 20 đến 40. Tổng số bị thương lên đến 340 người. Rainer Schaller, nhà tổ chức chương trình Love Parade, một lễ hội âm nhạc cho giới trẻ diễn ra hàng năm từ 1989, cho biết sự kiện này sẽ không được tổ chức nữa, nhằm tôn trọng các nạn nhân và gia đình họ.

cc92vcr6.jpg
Lễ hội âm nhạc Love Parade nổi tiếng của Đức năm nay biến thành thảm kịch khi đám đông chen lấn, giẫm đạp nhau.

Như vậy có thể thấy rõ trong các dịp lễ hội, số người trở nên đông đột biến tại một khu vực hay một địa điểm là điều vô cùng bình thường. Nhưng điều này đặt ra trách nhiệm đối với các nhà trức trách, quản lý tại đó lại quan trọng hơn bao giờ hết.

Họ phải luôn có dự định và những phương án để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì không chỉ có các cơ quan nhà nước mà vấn đề xã hội hoá các lễ hội càng làm phát sinh nhiều rủi ro nếu không có sự tổ chức bài bản.

Ngoài những yếu tố thu hút thuộc về tâm linh, tín ngưỡng..., thì việc nhân dân được tự định ra, tổ chức, cũng như tham gia, vừa với tư cách là người phô diễn, vừa là người thưởng thức... chính là nguyên nhân tạo nên tính hấp dẫn của lễ hội.

pppzvzjr.jpg
Những vụ việc này đã phơi bày các quy tắc an toàn lỏng lẻo và nhiều lỗi về quy định.

Lễ hội ra đời, được nuôi dưỡng trong môi trường cộng đồng, do đó như một lẽ tự nhiên, đã phù hợp cho việc thúc đẩy kinh tế của những vùng, khu vực có lễ hội xảy ra.

Việc đa dạng hóa chủ thể tham gia tổ chức mà không có điều hành, bao gồm các lực lượng xã hội, tập thể, cá nhân, theo sự hướng dẫn, quản lý chung của cơ quan chức năng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Những vụ thảm kịch xảy ra đa số là do nạn nhân khó tìm được cách thoát thân khi số lượng người tăng đột biến. Lối thoát quá hẹp, đường đi khó hoặc địa hình không thuận lợi cho nhiều người di chuyển.

Người dân sẽ không tự biết hoặc tự cải thiện được những vấn đề này. Một lần nữa lại dồn sự quan tâm của công chúng về những gì các quan chức chính phủ sẽ làm để cải thiện các tiêu chuẩn an toàn công cộng.

2kimtsvh.jpg
Sự quan tâm của công chúng sẽ dồn về những gì các quan chức chính phủ đã làm để cải thiện các tiêu chuẩn an toàn công cộng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khi lễ hội thành thảm kịch: Do ý thức người dân hay lỏng lẻo trong tiêu chuẩn an toàn công cộng?