Dự án buýt nhanh BRT Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi và không nhận được nhiều sự đồng tình từ phía các chuyên gia.
Để đánh giá khách quan tuyến buýt nhanh BRT Hà Nội có hoạt động hiệu quả hay không phải đợi đến sau ngày 1/1/2017. Tuy nhiên giới chuyên gia nghiên cứu và phân tích đưa ra nhận định chung không mấy khả quan.
Với tổng đầu tư 55 triệu USD, sau 10 năm chậm tiến độ, 3 lần lỡ hẹn và đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2017, Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội.
Hệ thống xe buýt nhanh Hanoi BRT do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng.
Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m, lộ trình có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 01 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 01 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 04 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 01 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa.