Bảo vệ người tiêu dùng

Hoạt động kinh doanh mỹ phẩm bát nháo 'hết cửa'

Văn Kỳ 09/05/2025 - 11:09

Vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn gửi các cơ quan ban ngành và các đơn vị có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh mỹ phẩm. Theo đó, đơn vị sản xuất, quảng cáo, bán mỹ phẩm ra thị trường nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm.

Phải tuân thủ nghiêm quy định

Theo Công văn số 4836/SYT-Ttra ngày 8/5, Sở Y tế TP.HCM, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải chủ động rà soát, tự kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm nói chung và các quy định của pháp luật trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm nói riêng.

Không được sản xuất, gia công sản phẩm mỹ phẩm khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm, không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng; sản xuất, gia công hàng giả thương hiệu, giả xuất xứ.

12.jpg
Một lô mỹ phẩm giả, mẫu mả tinh vi, bắt mắt ở phân khúc cao cấp được bán ra thị trường.

Chỉ được phép đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải chịu trách nhiệm về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả sản phẩm. Chỉ được phép hoạt động quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm trên các phương tiện quảng cáo sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; đồng thời phải tuân thủ các nội dung quảng cáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Không được phép thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với tính năng, công dụng đã công bố hoặc có tính năng, công dụng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc. Ngoài ra, các chủ thể tham gia lĩnh vực mỹ phẩm phải

Kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm

Đối với các cơ quan chức năng ở quận, huyện trên địa bàn, phải thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với các Ban chỉ đạo 389 địa phương, các Đội Quản lý thị trường và cơ quan chức năng liên quan tăng cường, tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng địa chỉ đã công bố. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường thay đổi thông tin trên số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm mà không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Cấm sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, hàng xách tay, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm lưu thông trên thị trường nhưng chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Thông tin, ghi nhãn, quảng cáo có tính năng, công dụng không phù hợp. Trường hợp quảng cáo lập lờ thông tin như có tác dụng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc cũng bị nghiêm cấm.

Địa bàn TP.HCM được xem là cái nôi của thị trường mỹ phẩm, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm đóng ở các quận vùng ven hoặc tỉnh lân cận đổ về tạo ra sự đa dạng, phong phú của thị trường mỹ phẩm. Nhiều năm qua, các cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý nhiều vụ sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm vi phạm. Với quy định trên, cơ quan chức năng mong muốn làm sạch thị trường kinh doanh mỹ phẩm, hướng tới sự tuân thủ của chủ thể tham gia sản xuất mỹ phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoạt động kinh doanh mỹ phẩm bát nháo 'hết cửa'