Gút là bệnh lý viêm khớp mạn tính với triệu chứng điển hình là cơn đau gút cấp. Hiểu về triệu chứng bệnh gút cùng các phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát được cơn gút cấp. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh gút qua bài viết sau.
Các triệu chứng của bệnh gút thường dễ nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,... Sau đây là 5 triệu chứng bệnh gút đặc trưng giúp người mắc có thể phân biệt dễ dàng.
Thời điểm xuất hiện các cơn đau gút cấp thường rất đột ngột vào ban đêm. Thông thường sau khi có một số yếu tố nguy cơ tác động như bữa ăn giàu đạm, chấn thương nhẹ hoặc căng thẳng, stress lâu ngày,... thì cơn gút cấp sẽ khởi phát. Cơn đau khớp thường dữ dội, làm người bệnh thức giấc giữa đêm.
Cơn đau gút cấp thường có tính chất dữ dội và ngày càng tăng, chỉ cần va chạm nhẹ cũng đã rất đau. Vị trí các khớp thường gặp là ở bàn chân, ngón chân cái (chiếm đến 60-70%). Khớp bị viêm sưng to,
Kèm theo các triệu chứng viêm tại khớp thì vùng da bao quanh cũng bị ảnh hưởng. Da bị sưng tấy đỏ, bề mặt da nóng rát. Khi cơn đau gút cấp đã thuyên giảm, tình trạng này sẽ được cải thiện và trở về trạng thái ban đầu. Một số ít trường hợp gặp phải tình trạng bong tróc trên bề mặt da.
Cơn gút cấp rất dễ tái phát lại nhiều lần nếu người bệnh không kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu. Khoảng cách giữa các cơn đau gút có thể gần hoặc rất xa. Thông thường mỗi năm có khoảng 1-2 cơn đau gút cấp, càng về sau khoảng cách giữa các cơn càng ngắn lại.
Các khớp bị viêm, sưng đau làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của người bệnh. Đặc biệt đối với người bị gút ở chân thì khi đứng áp lực cơ thể dồn xuống khớp chân làm tăng cảm giác đau. Do đó, việc di chuyển, đi lại của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.
Cơn đau gút gây khó khăn khi đi lại, vận động
Để cải thiện các triệu chứng bệnh gút, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh gút. Do đó người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ làm gút tiến triển nhanh hơn.
-Hạn chế lượng đạm nạp vào trong cơ thể có trong các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...
-Hạn chế sử dụng bia rượu và các đồ uống chứa cồn.
-Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung các chất xơ, vitamin cho cơ thể.
-Tham gia một số hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức.
-Kiểm soát cân nặng để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể xuống các khớp chi dưới.
Hạn chế ăn hải sản giúp ngăn ngừa tái phát triệu chứng bệnh gút
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị gút được chia làm 2 nhóm là:
-Thuốc cắt cơn đau: Các thuốc này thường được sử dụng khi có cơn gút cấp, giúp giảm nhanh triệu chứng đau, chống viêm tại khớp. Một số thuốc hay được sử dụng như corticosteroid, NSAIDs, colchicine.
-Thuốc giảm axit uric máu: Các thuốc trong nhóm này có nhiều cơ chế khác nhau như thuốc làm giảm tổng hợp axit uric, tăng thải trừ axit uric và hủy urat. Một số cái tên quen thuộc với người bệnh gút như allopurinol, febuxostat, pegloticase,…
Người bệnh trước khi sử dụng các thuốc kể trên cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý sử dụng vì có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Sử dụng thuốc tây để điều trị gút giúp đem lại hiệu quả nhanh nhưng có nhiều tác dụng phụ
Hiện nay, kết hợp sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh gút là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả cao. Phải kể đến một trong những sản phẩm có thành phần thảo dược được nhiều người mắc bệnh gút tin dùng đó là Hoàng Thống Phong. Sự kết hợp của các thành phần như trạch tả, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, hạ khô thảo, ba kích,... trong Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ hạ acid uric máu, giảm các triệu chứng bệnh gút và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
-Trạch tả: Đây là vị thuốc được nhiều người mắc bệnh gút sử dụng để giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, trạch tả có khả năng cải thiện chức năng thải trừ của thận, giúp loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.
-Hoàng bá: Nghiên cứu tại Đại học KyungHee (Seoul, Hàn Quốc) cho thấy hoàng bá có khả năng điều trị các bệnh lý viêm khớp, bảo vệ sụn khớp.
-Thổ phục linh: Trong y học cổ truyền, thổ phục linh được sử dụng nhiều trong chữa trị đau nhức xương khớp. Nhờ đó mà triệu chứng đau khớp ở người bị gút được cải thiện khi dùng sản phẩm có chứa thành phần thổ phục linh.
Trạch tả giúp tăng cường đào thải acid uric và giảm các triệu chứng bệnh gút
Nghiên cứu về tác dụng của Hoàng Thống Phong trên lâm sàng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho kết quả rất khả quan:
-Người bệnh sử dụng kết hợp Hoàng Thống Phong cho hiệu quả giảm đau tốt hơn so với phác đồ đơn thuần.
-Số lượng khớp viêm ở người bệnh sử dụng kết hợp Hoàng Thống Phong giảm nhiều hơn so với phác đồ đơn thuần.
-Trong cả quá trình điều trị, Hoàng Thống Phong không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào trên gan, thận.
Bài viết trên là tổng hợp một số thông tin về triệu chứng bệnh gút và các phương pháp điều trị. Tuân thủ phác đồ nguyên tắc điều trị kết hợp sử dụng Hoàng Thống Phong sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh gút và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho những người bị gút Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như cao trạch tả, cao nhọ nồi, cao ba kích, cao thổ phục linh, cao hạ khô thảo, cao nhàu, cao hoàng bá. Vì thế mà sản phẩm có tác dụng tốt đối với những người mắc bệnh gút cấp, mạn tính, acid uric máu cao nhờ những tác dụng như: Hỗ trợ tăng cường chức năng gan thận, giúp giảm nồng độ acid uric máu, giảm các triệu chứng đau do gút. Hoàng Thống Phong hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gút Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024.38461530 - 028.62647169. *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |