Họa sĩ Lê Thiết Cương: “Tôi phiên dịch thơ bằng hội họa”

Ngô Chuyên - Thiều Trang| 12/03/2021 22:20
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Như một lời cảm ơn dành cho nhà thơ Đặng Đình Hưng, họa sĩ Lê Thiết Cương đã khơi dậy linh hồn bài thơ “Bến lạ” qua triển lãm “Về bến lạ”. Những bức tranh tại đây đã khiến bài thơ sống thêm một đời sống khác.

“Về Bến lạ” là triển lãm cá nhân của họa sĩ Lê Thiết Cương, gồm những tác phẩm vẽ trên cảm hứng từ thơ của Đặng Đình Hưng - người mà họa sĩ coi là thầy của mình.

Triển lãm trưng bày mười sáu bức tranh từ chất liệu bột màu trên giấy dó bồi vải màn, bảy bức tranh sơn dầu trên toan và bảy tác phẩm gốm được vẽ từ năm 2007 đến nay.

trien-lam.png

Triển lãm “Về bến lạ” khai mạc lúc 18h ngày 12.3 và kết thúc vào ngày 4.4

Chia sẻ về ý tưởng triển lãm, họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết, nhà thơ Đặng Đình Hưng là người đã phát hiện ra hạt giống tối giản trong ông và vun đắp ông đi theo con đường này.

“Đối với tôi triển lãm này là một lời cảm ơn đến nhà thơ Đặng Đình Hưng – người mà tôi coi là thầy đã phát hiện ra sự tối giản trong tôi. Ông đã tặng tôi, chỉ cho tôi con đường tối giản để tôi có thành công như ngày hôm nay.

Với triển lãm lần này, tôi nghĩ rằng mình đang phiên dịch thơ của nhà thơ Đặng Đình Hưng sang hội họa, bằng thứ ngôn ngữ chỉ hội họa mới. Đó là hình ảnh, màu sắc đậm nhạt, là chất liệu sơn dầu, bột màu” – họa sĩ chia sẻ.

trien-lam-2.png

Một số tác phẩm trong triển lãm.

Đến với triển lãm "Về Bến lạ", nhiều người tỏ ra hào hứng với những bức tranh mang màu sắc đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý thơ. Cô Nguyễn Thị Hiền (Ba Đình) cho biết mình đến tham dự triển lãm vì mong muốn chiêm ngưỡng tận mắt các tác phẩm của tác giả.

“Tôi đã đọc thơ của nhà thơ Đặng Đình Hưng, tôi tò mò sự “phiên dịch” ý thơ qua tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương. Thật sự tôi rất xúc động, những nét vẽ đơn giản nhưng có sức nặng. Tôi cảm thấy sự tự nhiên trong từng nét vẽ, ở đó bài thơ như sống thêm một đời sống khác” – cô Hiền bày tỏ cảm xúc.

Lê Viết Cương là họa sĩ tự do tại Hà Nội. Ông từng triển lãm tại nhiều nước trên thế giới và có tranh tại bảo tàng Quốc Gia Singapore.

Dù bận rộn với nhiều công việc khác nhau như: Viết về văn hóa, nghệ thuật và minh họa cho báo và tạp chí, thiết kế sách cho nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, nhưng trên hết ông vẫn là họa sĩ tài năng với năng lượng sáng tạo mạnh mẽ.

Nổi tiếng từ những năm 90 với phong cách hội họa tối giản, tranh của Lê Viết Tường cô đọng, súc tích, phóng khoáng, nhưng không kém phần nghiêm cẩn. Các tác phẩm của ông gợi nhiều hơn tả, hé lộ nội tâm an tĩnh của người vẽ khi đối mặt với giông gió đời thường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Họa sĩ Lê Thiết Cương: “Tôi phiên dịch thơ bằng hội họa”