Tỏi là loại gia vị không chỉ tạo ra những mùi vị đặc trưng các món ăn của người Việt, mà còn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt, người có thói quen dùng tỏi trong khẩu phần ăn uống hằng ngày sẽ giảm 44 % nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Vì sao nên ăn tỏi
Là mẫu phụ nữ đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, chị Quỳnh Hương (Hà Tĩnh) cho biết chị thường xuyên sử dụng tỏi trong việc nấu nướng. Đặc biệt, trên góc bếp nhà chị lúc nào cũng có vài chùm tỏi để dành và những hũ tỏi ngâm dấm luôn là thứ gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
Với anh Nguyễn Thắng (Hà Nội), tỏi lại được xem như một vị thuốc. Nhiều năm về trước, anh Thắng bị nghiện thuốc lá tới mức không nghĩ có ngày mình cai nghiện được. Trong một lần nhập viện, bác sĩ khuyên anh nên nghĩ cách bỏ thuốc nếu không sẽ có nguy cơ ung thư phổi, nguy hiểm đến tính mạng. Với đàn ông, ban đầu hút thuốc lá như một cách để giải tỏa sự phiền muộn nhưng về sau nghiện lúc nào không hay. Được các cụ mách cho phương thuốc trị ung thư phổi bằng tỏi, anh bảo vợ mua tỏi về để dành trong nhà. Ngoài cách ăn tỏi sống, hiện trong nhà anh còn có tỏi ngâm rượu, tỏi ngâm dấm. Với anh, tỏi là một phương thuốc chữa bệnh ung thư phổi tự nhiên nhưng hiệu quả.
Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến nhất toàn cầu về số lượng ca mới mắc, số lượng người mới mắc mỗi năm tăng 5%. Đối với nam giới thì bệnh ung thư phổi là căn bệnh đứng đầu về số lượng người mắc phải và chiếm 21,4% tổng số các loại ung thư.
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong bếp của các gia đình
Các chuyên gia y tế khuyên nên ăn tỏi thường xuyên, nhất là người hút thuốc và có tiền sử gia đình bệnh, để ngăn chặn ung thư phổi trong tương lai. Tỏi là dược thảo có tác dụng toàn diện đối với sức khỏe con người. Tỏi hoạt động như loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư...
Tiến sĩ Benjamin Lau, giáo sư sinh hóa và miễn dịch học ở Trung tâm y tế Loma Linda, California (Mỹ), trong cuốn "Tỏi và bạn, vị thuốc của thế giới hiện đại" khẳng định: Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng tác dụng tốt đến hệ miễn dịch. Ông cho rằng tỏi và các loại rau quả khác nếu được dùng đều đặn thì có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư, tim mạch hay nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhưng ai có thói quen dùng tỏi tươi ít nhất 2 lần một tuần thì giảm được 44% nguy cơ ung thư phổi. Kẻ cả họ là người có hút thuốc, nguyên nhân chính cho bệnh ung thư phổi, thì nguy cơ ung thư phổi giảm đến 30%.
Nghiên cứu trước đây đã cho thấy thành phần quan trọng dường như là một chất hóa học được gọi là allicin, giải phóng khi tỏi được nghiền hoặc băm nhỏ. Các chuyên gia độc chất học trường Ðại học Tổng hợp Queen ở Canada đưa chất dễ gây ung thư mô phổi động vật vào 2 lô chuột. Lô A được tiêm chất chiết xuất từ tỏi, còn lô B dùng làm đối chứng không được tiêm. Kết quả lô A không hề hấn gì, còn lô chuột B thì ung thư phát triển.
Các bài thuốc dân gian từ tỏi
Chuyên gia khuyên nên ăn tỏi vào buổi sáng khi dạ dày trống hoặc sau bữa ăn tối khoảng một giờ. Tránh ăn hoặc uống với nước để tạo điều kiện cho tỏi phản ứng với các tế bào và ngăn sự lây lan của bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ tỏi:
Sử dụng tỏi tươi
Đối với người bị ung thư phổi, sử dụng tỏi tươi là cách hiệu quả nhất. Bạn có thể ăn sống, nếu không chịu được mùi của tỏi, hãy làm gia vị chế biến thành những món ăn khác cũng có tác dụng điều trị tương tự.
Tỏi ngâm dấm hoặc đường
Tỏi ngâm dấm là một phương pháp được khá nhiều người lựa chọn. Trong các gia đình thậm chí là ở các cửa hàng ăn người ta đều đặt một lọ tỏi ngâm dấm ở trên bàn. Cách chế biến tỏi ngâm dấm cũng tương đối đơn giản. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị: – 50gr tỏi tươi. – 100ml giấm gạo. Tỏi tươi sau khi bóc vỏ sạch sẽ, cho vào hũ có chứa sẵn giấm gạo bên trong, đậy nắp thật kỹ, ngâm trong vòng 10-30 ngày là có thể sử dụng được.
Nếu bạn không thể ăn được giấm có thể thay thế bằng nước đường. Cách thực hiện như sau: 50gr tỏi đã bóc vỏ sạch sẽ ngâm trong nước sạch, mỗi ngày thay nước một lần, ngâm trong vòng 7 ngày. Sau đó, vớt để ráo nước rồi cho vào một hũ thủy tinh sạch có dung tích 1 lít. Quậy 800gr đường trắng với lượng nước sôi để nguội vừa phải. Nhanh chóng cho lượng nước này vào tỏi. Đậy nắp, ngâm trong thời gian 1 tháng. Sau đó, bạn có thể sử dụng tỏi ngâm dấm trong các bữa ăn hàng ngày như một gia vị.
Rượu tỏi
Nguyên liệu để làm rượu tỏi bao gồm: 25gr tỏi và 100ml rượu trắng. Tỏi bóc võ, giã nát cho vào trong bình có sẵn rượu trắng. Đậy nắp thật kỹ, ngâm 7 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày chỉ được uống 2 lần, 25ml/lần.
Trước khi ngâm rượu, tỏi nên cắt lát mỏng hoặc đập dập để tăng hoạt tính
Rượu tỏi nên để nơi thoáng mát, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặt khác, rượu tỏi trong trường hợp này là một vị thuốc nên cần sử dụng đúng liều lượng, tránh trường hợp lạm dụng.
Siro tỏi
Để làm siro tỏi cần chuẩn bị 100gr tỏi tươi, 200ml giấm gạo, 100gr đường đỏ. Tỏi bóc vỏ, giã nát cho vào trong giấm gạo và đường đỏ đã chuẩn bị sẵn. Cho tất cả trong hũ vừa đủ, đậy kín nắp và ngâm trong 10 ngày. Mỗi lần sử dụng 10ml, uống ngày 2 lần.
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều sử dụng được siro tỏi. Người lớn nên uống 10ml/lần, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ nên uống 2.5ml/lần.
Trà tỏi
Chuẩn bị 15gr tỏi tươi, 10gr thảo quyết minh, 30gr sơn trà, lưu ý là tỏi phải thái nhỏ. Cho toàn bột nguyên liệu đã chuẩn bị, nấu chung với nhau trong vòng 20 phút. Uống hằng ngày hỗn hợp trà thu được vừa làm giảm mỡ máu vừa nâng cao sức đề kháng.
Bên cạnh việc sử dụng tỏi như một vị thuốc, người bị bệnh ung thư phổi cần có chế độ ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân phải tập luyện nhẹ nhàng để có kết quả điều trị khả quan hơn.