Gia đình của nhà báo Khashoggi đã tuyên bố tha thứ cho những kẻ giết cha mình, mở đường cho một một lệnh khoan hồng cho năm bị cáo bị kết án tử hình trong vụ giết người gây sự chú ý của toàn thế giới vào tháng 10 năm 2018.
Gia đình của nhà báo Arab Jamal Khashoggi hôm nay nói rằng họ tha thứ cho những người đàn ông đã giết cha mình, mở đường cho một một lệnh khoan hồng cho năm bị cáo bị kết án tử hình cho vụ giết người vào tháng 10 năm 2018.
Jamal Khashoggi, nhà báo bất đồng chính kiến của Arab Saudi phát biểu tại một sự kiện do tổ chức giám sát báo chí phi lợi nhuận Trung Đông Monitor tổ chức tại London, Anh, ngày 29 tháng 9 năm 2018.
Trong tuyên bố được đăng trên Twitter ngày 21/5, một trong hai người con trai của nhà báo Khashoggi là Salah Khashoggi tuyên bố tha thứ cho những kẻ đã sát hại cha mình
Năm người đàn ông đã bị kết án tử hình tại Tòa án Saudi Arabia hồi năm ngoái và ba người khác bị kết án 24 năm tù vì vai trò của họ trong âm mưu sát hại nhà báo Khashoggi.
Theo luật của Saudi Arabia, gia đình của nạn nhân trong các vụ án mạng có quyền lựa chọn khoan hồng cho thủ phạm, thường để đổi lấy một khoản tiền bồi thường được gọi là "diyah". Tuy nhiên, cũng có trường hợp nạn nhân tha thứ cho người bị kết án mà không yêu cầu tiền đền bù. Hiện chưa rõ liệu gia đình Khashoggi có yêu cầu bồi thường gì hay không.
Trước đó, hồi tháng 4/2019, con trai nhà báo Khashoggi là Salah Khashoggi đã đưa ra tuyên bố "kỳ lạ", trong đó cảm ơn Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman vì sự hào phóng và nhân văn của ông, đồng thời tin rằng đất nước sẽ sớm trả lại công bằng cho cha anh.
Theo truyền thông, con trai của nhà báo Khashoggi có thể đang đề cập đến những ngôi nhà trị giá hàng triệu USD mà anh và gia đình được cho là đã nhận được từ Hoàng gia Saudi Arabia sau cái chết của cha mình.
Nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 10/2018. Thi thể của ông hiện vẫn chưa được tìm thấy. Sau vụ việc, Thái tử Mohammed bị tình nghi là người đã ra lệnh “thủ tiêu” nhà báo Khashoggi. Tuy nhiên, phía Riyadh một mực phủ nhận cáo buộc này.
Về phần mình, tháng 9/2019, Thái tử Saudi Arabia cho biết, ông chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm 2018 do các đặc vụ của nước này thực hiện "bởi vì việc đó diễn ra dưới sự giám sát của tôi". Tuy nhiên, Thái tử Mohammed phủ nhận việc ra lệnh ám sát nhà báo này.
Mười một nghi phạm đã bị đưa ra xét xử trong các thủ tục tố tụng bí mật ở thủ đô Riyadh. Ba người bị bỏ tù và ba người khác được thả tự do vì Tòa án bác bỏ những cáo buộc họ phạm tội.
Phiên tòa bị Liên hợp quốc và các nhóm quyền lên án. Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc theo dõi các vụ hành quyết phi pháp, đã cáo buộc Arab Saudi đã hành động nhạo báng công lý vì đã cho phép những kẻ chủ mưu giết người được tự do.
Mặc dù vậy, con trai của Khashoggi, anh Salah Khashoggi, nói vào thời điểm phán quyết được đưa ra hồi tháng 12 rằng: “Chúng tôi đã có được công bằng và công lý đã đạt được”.