Gần một phần ba trẻ em toàn thế giới có lượng chì cao trong máu

Trâm Anh (theo Reuters)| 30/07/2020 22:26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Kết quả một nghiên cứu mới cho biết, gần một phần ba trẻ em trên toàn thế giới có lượng chì cao trong máu. Ô nhiễm chì lan rộng khắp thế giới khiến hàng triệu thanh niên có nguy cơ bị tổn thương về thể chất và tinh thần không thể chữa khỏi.

Gần một phần ba trẻ em toàn thế giới có lượng chì cao trong máu

Tái chế chất thải điện tử ở New Delhi, Ấn Độ.

Nghiên cứu được thực hiện bởi UNICEF và nhóm môi trường Pure Earth cho thấy, khoảng 800 triệu trẻ em có mức chì 5 microgam mỗi decilitre hoặc cao hơn thế trong máu - mức độ đủ cao để làm suy yếu sự phát triển của não, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng khác như tim và phổi.

Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân gây ra mức độ chì cao ở trẻ em là do việc tái chế pin không đạt chất lượng và việc thải khí độc từ hoạt động của các nhà máy.

Báo cáo được công bố hôm nay kết luận rằng phần lớn trẻ em trên toàn thế giới đang bị nhiễm độc chì và việc này trước đây không được công nhận.

Báo cáo đã trích dẫn một loạt các yếu tố chịu trách nhiệm về mức độ chì cao trong máu trẻ em, từ việc không tái chế pin axit chì và nhà ở được sơn bằng sơn chì bị bong tróc cho đến các bãi thải điện tử có chì và ô nhiễm thực phẩm do gốm tráng men.

Pin chì-axit có thể là thủ phạm chính với gần 85% lượng chì trên toàn thế giới được sử dụng để sản xuất pin cũng như trong các thiết bị viễn thông và điện dự phòng cũng như xe điện.

Nghiên cứu cho biết, trong khi hơn 95% chì từ pin được tái chế ở Hoa Kỳ và Châu Âu, các nền kinh tế đang phát triển lại thiếu các phương tiện để tái sử dụng kim loại nặng.

Báo cáo cũng nói rằng độc tố tồn tại càng lâu mà không bị phát hiện trong máu và không được điều trị, nó càng trở nên nguy hiểm và có khả năng gây tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gần một phần ba trẻ em toàn thế giới có lượng chì cao trong máu