Trận đấu đêm qua, M.U đã thành công trong việc ghi bàn vào lưới Chelsea theo đúng kiểu truyền thống "Fergie time”- ghi bàn vào những phút đá bù giờ ở cuối trận đấu.
Trong quá khứ, người hâm mộ của Quỷ đó rất quen thuộc với lối đá mạnh mẽ của MU trong khoảng thời gian cuối trận, để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.
Dưới thời HLV Sir Alex Ferguson, “Fergie time” đã để lại những dấu ấn rõ rệt, và ông được mệnh danh là ông vua của loạt “Extra time”.
Năm 1993, MU tiến thẳng đến ngôi vô địch quốc gia đầu tiên sau 26 năm bằng hai pha ghi bàn của Steve Bruce ở những phút đá bù giờ, ấn định chiến thắng 2-1 cho Quỷ đỏ trước các cầu thủ Sheffield Wednesday.
Ngày 26 tháng năm năm 1999, Manchester United giành chiến thắng 2-1 trước Bayern Munich bằng hai pha ghi bàn của Teddy Sheringham ở phút 90+1 và của Ole Gunnar Solskjaer ở phút 90 + 3
Trận gặp Aston Villa ngày 5/4/2009, Federico Macheda cũng ghi bàn ấn định chiến thắng 3-2 cho M.U ở phút 93 của trận đấu.
Thậm chí trận gặp Man City ngày 20/9/2009, Michael Owen còn ghi bàn ở phút 90+6 ấn định chiến thắng 4-3 cho Quỷ đỏ.
Và cũng trong trận gặp Man City ở mùa giải 2013, Van Persie ghi bàn vào lưới thủ môn Joe Hart ở phút 90+2 giúp M.U giành chiến thắng với tỷ số 3-2.
Bàn thắng ấn định tỷ số 1-1 của Van Persie ở phút thứ 90+2 đêm qua
“Fergie time” ở một thời điểm nào đó đã trở thành một thương hiệu tại Premier League, và thương hiệu đó gắn với Manchester United. Tuy nhiên có một thời gian, sự thi đấu thất thường của Quỷ đỏ khiến người hâm mộ không còn nhìn thấy sự bùng nổ ở những phút cuối cùng như trước đây, và dần dần “Fergie time” trôi vào quên lãng.
Lượt trận vòng 9 Premier League đêm qua, M.U đã thể hiện sự kiên cường đến phút cuối cùng trước một Chelsea đẳng cấp lớn hơn họ và bàn thắng gỡ hòa của Van Persie cũng đến ở phút thứ 90+2 của trận đấu.
Người hâm mộ lại nhìn thấy đâu đó bóng dáng của trận cầu “Fergie time” trước đây và nếu điều đó được tiếp tục phát huy thì rõ ràng Quỷ đỏ sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm ở Premier League trong những vòng đấu tiếp theo.