Việc giết hại mẹ đẻ của mình là cách cuối cùng để Kemper thoát khỏi thế giới ảo do hắn tự tạo nên.
Sau cuộc điện thoại gọi đến sở cảnh sát Santa Cruz thú nhận tội ác của mình, Kemper đã bị bắt. Hắn không ngần ngại khai hết những gì mình đã làm trong suốt thời gian qua, bao gồm cả việc ra tay sát hại mẹ đẻ để “trả thù”.
Một cuộc điều tra trên diện rộng chính thức được thực hiện. Rất nhiều bằng chứng có liên quan đến những nạn nhân bị mất tích được tìm thấy tại nhà và căn hộ đi thuê của Kemper.
Những nạn nhân của Kemper.
Ngày 7/5/1973, Edmund Kemper bị truy tố về 7 tội danh giết người. Luật sư nhận bào chữa cho Kemper là Jim Jackson, luật sư nổi tiếng từng bào chữa cho hai kẻ giết người hàng loạt thời điểm đó.
Trong vụ án này, rất khó có thể cứu Kemper khỏi mức hình phạt cao nhất khi những bằng chứng chống lại hắn rõ ràng như vậy. Điều duy nhất luật sư Jim Jackson có thể dựa vào đó là hồ sơ bệnh án của Kemper. Đã có thời gian, Kemper phải điều trị chứng bệnh tâm thần sau khi bị kết án giết hại ông bà nội mình.
Trong thời gian bị giam giữ chờ xét xử, Kemper đã cố tự tử hai lần bằng cách cắt cổ tay nhưng đều không thành công.
Phiên tòa xét xử Kemper được mở công khai ngày 23/10/1973. Có tới ba bác sĩ tâm thần đưa ra kết quả xác định Kemper hoàn toàn bình thường về tâm lý khi gây án. Kemper hoàn toàn ý thức được việc mình làm là sai, thậm chí hắn còn biết lên kế hoạch cho những vụ bắt cóc, giết người.
Em gái Kemper cũng khẳng định anh trai mình hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cô không hiểu được tại sao có những lúc hắn hành động như vậy. “Kemper không bị tâm thần, anh ấy hoàn toàn bình thường, nhưng bên cạnh cuộc sống hàng ngày của anh ấy còn có một thế giới ảo khác.”
Đứng trước vành móng ngựa, Kepmer thành khẩn khai báo tội lỗi. Hắn biết mình đang nói gì và những điều đó sẽ chống lại hắn. Kemper cố gắng thuyết phục đoàn bồi thẩm rằng tinh thần của mình không ổn định. Hắn từng tỏ ra hối hận và tìm đến rượu để quên đi những việc mình đã làm.
Bản án cuối cùng dành cho Kemper là án chung thân.
Phiên tòa xét xử kéo dài gần 3 tuần, rất nhiều thân nhân của các nạn nhân có mặt. Kemper tỏ ra khá bình tĩnh khi nghe tòa tuyên án.
Ngày 8/11/1973, sau hơn 5h bàn bạc, cân nhắc, đoàn bồi thẩm gồm 12 thành viên đã đưa ra phán quyết cuối cùng. Kemper phạm tội giết người ở cấp độ nguy hiểm.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, tòa án tối cao đã xóa bỏ án tử hình. Tất cả các án tử hình được tuyên trước đó sẽ chuyển thành án chung thân không có khả năng phóng thích. Án tử hình được thi hành lại từ ngày 1/1/1974. Như vậy, bản án cuối cùng dành cho Kemper là án chung thân.
Kemper được đưa đến trung tâm tế ở Vacaville, phía Bắc San Francisco để theo dõi trước khi chuyển đến nhà tù an ninh ở Folsom chịu án.
Hai chuyên viên FBI John Douglas và Robert Ressler đang thực hiện dự án nghiên cứu quá trình phạm tội của những tên tội phạm giết người khét tiếng những năm 1970.
Cả hai cố gắng thu thập thông tin của những loại tội phạm khác nhau và thông tin của hơn 118 nạn nhân, trong đó có những người may mắn sống sót sau những âm mưu giết người. Edmund Kemper là một trong số 36 tù nhân đồng ý tham gia chương trình này.
Douglas đã rất ngạc nghiên khi Kemper đồng ý trò chuyện cùng với họ. Douglas nhận thấy Kemper hoàn toàn bình thường về tâm lý, và có khả năng nhận thức cao những việc mình đã làm. Cuộc trò chuyện diễn ra trong nhiều tiếng đồng hồ.
Kemper kể về gia đình mình. Kemper nghĩ vì hắn trông rất giống bố nên mới bị mẹ ghét bỏ như vậy. Trong mắt mẹ mình, Kemper như một cái gai, hắn bị nhốt một thời gian dài dưới tầng hầm và sau đó ở hẳn dưới đó vì mẹ hắn sợ hắn sẽ gây ảnh hưởng đến cô em gái.
Chính trong nơi tối tăm này, Kemper đã tự tạo cho mình một thế giới riêng, và nuôi lớn sự hận thù với người mẹ. Việc giết hại Clarnell chính là việc cuối cùng giúp Kemper thoát ra khỏi thế giới ảo của mình.