Du lịch Việt Nam cần thay đổi hơn nữa nếu muốn thực sự "bùng nổ"

Xuân Lan| 06/05/2022 14:16
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tuy đang dần phục hồi được nhờ du lịch trong nước, ngành du lịch Việt Nam vẫn cần làm mới mình cho đến khi giao thương quốc tế trở lại hoạt động bình thường. Để thực sự "bùng nổ" hơn nữa thì việc thu hút khách quốc tế mới là điều hướng đến.

Du lịch đóng góp một phần không nhỏ vào GDP cả nước, và trong thời gian qua, du lịch trong nước đã trở thành chiếc phao cứu sinh cho toàn ngành.

Du lịch trong nước sôi động trở lại không lâu sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, vừa kịp lúc để đón hè 2022. Tương lai nhu cầu du lịch trong nước vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, và sẽ phục hồi khá nhanh – những ai không thể ra nước ngoài sẽ chuyển hướng sang tiêu tiền trong nước, ở một mức độ cao hơn cả năm 2019.

du_lich_son_doong_cjre-1640250896033.jpg
Ngành du lịch Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Dù có hồi phục nhanh như vậy nhưng thị trường khách nội địa vẫn cần những phương án phát triển cụ thể hơn nữa. Có thể luôn tạo ra lợi thế cho khách nội địa bằng cách tập trung vào những điểm đến đang thịnh hành và phối hợp cùng chính quyền địa phương, công ty lữ hành trực tuyến, điểm du lịch, khách sạn và hãng hàng không.

Cần đẩy mạnh các hoạt động du lịch ngoài trời để du khách có thể tận hướng ánh nắng, bãi biển, núi non và thiên nhiên là những lựa chọn hàng đầu cho du khách Việt Nam sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

Để khai thác triệt để hơn cơ hội du lịch trong nước, các công ty du lịch cần chú trọng đến những sản phẩm dịch vụ phù hợp khả năng chi trả của khách, đồng thời duy trì các sản phẩm và trải nghiệm chất lượng cao.

Bổ sung những trải nghiệm mới cho du khách, không chỉ dừng lại ở cơ sở lưu trú, và ‘phân bố lại’ đầu tư cho du lịch hướng tới những điểm đến đa dạng, phi truyền thống.

Kích thích nhu cầu và đẩy mạnh số lượng bằng các biện pháp giảm giá và trước bán hàng là những chiến thuật quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi.

Nhưng giờ đây thì mô hình giá linh hoạt lại đang được áp dụng trên từng địa điểm, khu du lịch khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhu cầu của khách nhiều hay ít. Điều này cũng khiến ngành du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng trong thời gian đại dịch.

lich3.jpg
Ngành du lịch Việt Nam có thể phục hồi vào năm 2024 nếu áp dụng nguyên tắc “không ca nhiễm”.

Bên cạnh thị trường khách nội địa thì du lịch quốc tế, nguồn thu chính của ngành du lịch, đã bị sụt giảm mạnh trong năm vừa qua. Số lượng chuyến bay trong tháng 10 năm 2020 giảm đến 80% so với cùng kỳ năm trước.

Công suất buồng phòng của khách sạn cũng chỉ đạt 30%. Việc du khách nước ngoài không thể đến Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu ngành du lịch và nền kinh tế, bởi nhóm này chi mạnh tay hơn hẳn so với du khách trong nước. 

Phần lớn du khách quốc tế đến Việt Nam từ các nước Châu Á, trong đó khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan chiếm khoảng 80% tổng chi tiêu của du khách quốc tế. Hợp tác kinh tế chặt chẽ với các nước này sẽ giúp Việt Nam phục hồi du lịch nhanh hơn so với các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.

Để khai thác nhu cầu du lịch ra nước ngoài, các công ty lữ hành cần theo dõi tình hình triển khai bong bóng du lịch. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam.

Các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan có thể giúp chi tiêu của du khách nước ngoài tăng trưởng đạt tối thiểu mức CAGR của giai đoạn 2020-2025.

Trong bối cảnh đó, các công ty lữ hành sẽ cần phải linh hoạt và nhanh nhạy để có thể sớm nắm bắt được nhu cầu du lịch quốc tế, và có sự chuẩn bị để đáp ứng những quy định nghiêm ngặt của cả Việt Nam và điểm đến về y tế và an toàn.

image_tourism_growth-resizes.jpg
Trên toàn thế giới, du khách đang cá nhân hóa những chuyến đi của mình bằng việc thám hiểm điểm đến.

Trên toàn thế giới, du khách đang cá nhân hóa những chuyến đi của mình bằng việc thám hiểm điểm đến. Chi tiêu trong ngành du lịch đang dần chuyển trọng tâm từ chi tiêu cho lưu trú sang chi tiêu cho hoạt động, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.

Thay vì chi cho phòng nghỉ hạng sang, du khách đang dành tiền cho những trải nghiệm. Nhiều du khách còn đặt chỗ cho các hoạt động trước cả khi lên đường.

Điều đó cho thấy trải nghiệm tại điểm đến có ảnh hưởng lớn hơn đối với quyết định của du khách. Nhiều hoạt động mạo hiểm như khám phá hang động, đi bộ vùng cao, nghỉ dưỡng trên những trên đảo tách biệt, thể thao dưới nước, và hội chợ ẩm thực đã trở thành những lý do đầu tiên thu hút du khách đến với một điểm du lịch.

Thời gian gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện hình thức phát triển tổng thể trải nghiệm đặc sắc thay vì chỉ xây dựng hạ tầng, như việc Thành phố Hồ Chí Minh phát triển “kinh tế ban đêm,” và tỉnh Bình Dương triển khai các hoạt động marketing đa dạng nhằm quảng bá cho lễ hội của mình.

image_3_1.jpg
Sinh viên ngành Du lịch và Quản lý Khách sạn RMIT Việt Nam tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Tổng cục Du lịch cũng đóng góp vào nỗ lực này, như việc phát triển hình thức “farm stay” thành nền tảng cho những trải nghiệm mang tính bản địa.

Nhiều khu vực cũng đang quảng bá cho những trải nghiệm đặc sắc của địa phương, như Đà Lạt với các điểm hoạt động đi bộ dã ngoại và cắm trại, Mũi Né với hệ thống sân golf và thể thao dưới nước, Ninh Bình và Phong Nha – Kẻ Bàng với những hoạt động hòa mình vào thiên nhiên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Du lịch Việt Nam cần thay đổi hơn nữa nếu muốn thực sự "bùng nổ"