Đông đảo người dân tới dâng hương, cầu an đầu xuân ở Đền Đức Hoàng

Đức Chung| 31/01/2020 11:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vào mỗi dịp đầu xuân, tại Đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ An), hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã tới vãn cảnh, dâng hương, cầu bình an trong cuộc sống.

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, Đền Đức Hoàng lại nườm nượp người tới dâng hoa dâng hương cầu bình an, thuận lợi trong cuộc sống. Đây là điểm văn hóa tâm linh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ, đặc biệt là đối với người dân các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu...

Đông đảo người dân tới dâng hương, cầu an đầu xuân ở Đền Đức Hoàng

Đền Đức Hoàng đông kín người tới dâng hương, đặt lễ ngày đầu năm.

Chính vì sự tín ngưỡng linh thiêng đó, nên vào những ngày đầu năm mới, mỗi ngày ở đây đón tiếp có hàng nghìn du khách, trong đó có nhiều người đến từ các tỉnh khác như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, hay Hà Nội…cũng tìm về vãn cảnh chơi xuân, cũng như cầu bình an trong cuộc sống.

Những ngày đầu năm mới, bên cạnh các điểm tham quan du lịch khác thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi ngày, thì viếng Đền, Chùa đầu năm cũng là nét văn hóa đẹp của người dân xứ Nghệ nói riêng, người Việt Nam nói chung để tưởng nhớ về cội nguồn của mình, cũng như vãn cảnh đầu Xuân, cầu mong may mắn cho cả gia đình.

Đông đảo người dân tới dâng hương, cầu an đầu xuân ở Đền Đức Hoàng

Đông đảo người dân tới dâng hương, cầu an đầu xuân ở Đền Đức Hoàng

Khu vực đặt lễ luôn chật kín người đứng ngồi chờ làm lễ.

Theo sử sách ghi lại, Đền Đức Hoàng được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII, thời nhà Trần. Tương truyền, nơi đây là 1 trong 8 cảnh đẹp nổi tiếng của Đông Thành nhị huyện xưa. Đền được xây dựng để thờ vị tướng có nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là Hoàng Tá Thốn, tự Hoàng Minh, hiệu Tô Đại Liêu, quê ở làng Vạn Phần (nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu).

Thời niên thiếu, ông có sức khỏe hơn người, rất giỏi võ và đặc biệt có tài bơi lội. Khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, ông tham gia vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần, được Hưng Đạo Đại Vương chiêu làm nội thư gia, giúp việc binh thư dưới trướng. Ông đã có nhiều công lao trong đánh giặc ngoại xâm, lừng lẫy nhất là cuộc chiến trước sông Bạch Đằng năm Mậu Tý 1288. Và được vua Trần phong là Sát Hải Đại Vương.

Đông đảo người dân tới dâng hương, cầu an đầu xuân ở Đền Đức Hoàng

Thành tâm thắp nén hương thơm cho vị tướng quân để cầu bình an trong cuộc sống.

Sau khi đánh tan quân Nguyên Mông, Hoàng Tá Thốn tiếp tục thống lĩnh các đạo thủy quân coi giữ 12 cửa biển. Trong một lần đi tuần ven biển, ngài bị bệnh và qua đời vào đúng ngày mùng một Tết Nguyên đán tại Cửa Trào (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), triều đình đưa thi hài của ngài về an táng tại quê nhà.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đông đảo người dân tới dâng hương, cầu an đầu xuân ở Đền Đức Hoàng