Ngày 26/5, TANDTC Việt Nam tham dự Diễn đàn pháp luật kinh tế số (thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) dưới hình thức trực tuyến do TANDTC Trung Quốc chủ trì. Phó Chánh án TANDTC Việt Nam Phạm Quốc Hưng đã có bài tham luận tại diễn đàn.
Tham dự Diễn đàn có các Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án đại diện cho hơn 20 nước trên thế giới, cùng các tổ chức, quan sát viên quốc tế...
Diễn đàn pháp luật kinh tế số được tổ chức dưới hình thức hỗn hợp cả trực tuyến lẫn trực tiếp. Với mục đích trao đổi quan điểm, thảo luận về hợp tác và tìm kiếm phương hướng phát triển chung với các chủ đề của cơ quan tư pháp đối với sự phát triển kinh tế số, chủ đề với tầm quan trọng mang tính chất sống còn và có ảnh hưởng sâu rộng, đồng thời còn mang tính thời sự, cấp bách và có tính chiến lược lâu dài.
Phó Chánh án TANDTC Việt Nam Phạm Quốc Hưng đã có bài tham luận với chủ đề "Đổi mới và cải cách mô hình xét xử trong kỷ nguyên số" tại Diễn đàn. Chủ đề nhằm và hướng tới xây dựng một hệ thống Tòa án điện tử hiện đại trong tương lai.
Phó Chánh án Phạm Quốc Hưng cho biết, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và triển khai xây dựng Tòa án điện tử đã được lãnh đạo TANDTC Việt Nam xác định không còn là nhiệm vụ của tương lai mà đây là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, nhằm hướng tới xây dựng Tòa án hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từ đó không ngừng nâng cao niềm tin công lý của người dân.
Phó Chánh án Phạm Quốc Hưng chỉ ra rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, những thông tin, kinh nghiệm về mô hình xét xử trong kỷ nguyên số mà chúng ta chia sẻ tại Diễn đàn sẽ là nguồn thông tin hữu ích để các quốc gia tham khảo, nhằm xây dựng một hệ thông Tỏa án hiện đại trong tương lai.
Sự cần thiết phải đổi mới và cái cách xét xử trong kỷ nguyên số
Theo Phó Chánh án Phạm Quốc Hưng, ngày nay, sự phát triển rất nhanh của công nghệ thông tin đã mang lại nhiều cơ hội cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị quốc gia và thực thi công lý trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự thay đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên công nghệ, thời đại kỹ thuật số đã và đang tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của Tòa án. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 vừa qua, công nghệ thông tin đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự thông suốt, liên tục của các hoạt động tư pháp.
Thực tiễn quốc tế cho thấy, những nước có nền khoa học tiên tiến và sớm chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xét xử đã đạt được những thành tựu lớn trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử và đang dần thay thế hoạt động tố tụng truyền thông. Hiện nay, Tòa án nhiều nước đã triển khai nền tảng số dành riêng cho Tòa án với nhiều tính năng hiện đại; ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho Thẩm phán và người dân cùng thực hiện các hoạt động tố tụng trên nền tảng số; công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án để người dân giám sát; hỗ trợ tối đa cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án; đảm bảo cho công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Tòa án được thông suốt, kịp thời và khoa học.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và xét xử trực tuyến của Tòa án Việt Nam
Phó Chánh án Phạm Quốc Hưng cho hay, không nằm ngoài xu thế của thế giới, thời gian qua Tòa án Việt Nam cũng đã chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các Tòa án và đạt được những kết quả nhất định; có thể kể đến là:
Đưa vào sử dụng Cổng Thông tin điện tử TANDTC và 67 Trang thông tin điện tử Tòa án nhân dân các cấp để thực hiện tương tác giữa Tòa án và người dân; Xây dựng Trang tin điện tử về Án lệ và Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Toà án (tất cá các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải đăng tải công khai lên Trang thông tin này, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định).
Xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thông hội nghị truyền hình trực tuyến đến tất cả các Tòa án trong toàn quốc (hơn 800 điểm cầu) để phục vục các cuộc họp, hội nghị và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị Tòa án (phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành; quản lý hồ sơ công việc; quản lý các loại vụ án; quản lý nhân sự, tài chính, công sản...).
Cung cấp một sô dịch vụ tư pháp trên nền tảng dịch vụ công quôc gia, giúp người dân dễ dàng giải quyết công việc mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến trực tiếp trụ sở của Tòa án; Xây dựng phần mềm Trợ lý ảo cung cấp các dịch vụ thông minh hỗ trợ Thẩm phán trong tra cứu văn bản pháp luật; kết quả giải quyết các tình huống pháp lý tương tự và tư vẫn đường lối giải quyết vụ việc...
Thành lập Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhằm mục đích tạo ra “bộ não số” của Tòa án, nơi tích hợp toàn bộ dữ liệu và xử lý, giám sát thông tin trong toàn hệ thống Tòa án, giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể mọi lĩnh vực hoạt động của Tòa án theo thời gian thực; tự động đưa ra các cảnh báo giúp người quản lý kịp thời ban hành các quyết sách điều hành phù hợp.
Liên quan tới xét xử trực tuyến, các đạo luật hiện hành về tố tụng tư pháp (Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính) đã có những quy định về tố tụng điện tử, tố tụng trực tuyến. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam đã có Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến; TANDTC đã phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời tập trung trang bị hệ thống xét xử trực tuyến cho các Tòa án để triển khai thực hiện hình thức xét xử này từ ngày 01/02/2022. Đây là các cơ sở pháp lý bước đầu để triển khai xây dựng hạ tầng pháp lý Tòa án điện tử ở Việt Nam, cải cách mạnh mẽ mô hình xét xử trong kỷ nguyên số.
Định hướng xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới
Phó Chánh án khẳng định, Tòa án Việt Nam đã đề ra mục tiêu là từ nay đến năm 2025, tập trung chuyên một phân hoạt động của Tòa án từ không gian thực lên không gian số, trong đó, cốt lõi là việc tiến hành trên nền tảng số một số hoạt động: quản trị nội bộ Tòa án; công khai hoạt động của Tòa án; cung ứng cho người dân các dịch vụ tư pháp công; hỗ trợ các tiện ích đối với các chức danh tư pháp; kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu của các nền tảng số quốc gia; đặc biệt là tiến hành các hoạt động tố tụng điện tử”.
Với mục đích là: Thực thi và nâng cao năng lực quản trị Tòa án trên nền tảng số; Phục vụ người dân một cách thuận tiện và hiệu quả nhất; Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án; Hỗ trợ Thẩm phán nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động; Tiết kiệm công sức, thời gian và chỉ phí của người dân cũng như ngân sách nhà nước; Xử lý một cách nhân văn một số tỉnh huống đặc biệt của tố tụng và đảm bảo kết nối, chia sẻ với các nền tảng số khác.
Đề đạt được mục tiêu nêu trên, một số nhiệm vụ được đề ra là: Xây dựng Chiến lược tổng thể về chuyên đối số trong hệ thống Tòa án; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hình thành hạ tầng pháp lý cho Tòa án điện tử; Đầu tư trang bị hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực cho các Tòa án; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.