Điều nhất định bạn phải biết để 'thoát thân' khi máy bay rơi

Tôm Hùm| 18/07/2014 11:26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khi máy bay gặp sự cố cơ thể sẽ phản ứng ra sao? bạn sẽ làm cách nào để an tòan nhất khi đối mặt với sự cố này?

Có rất nhiều lý do khiến máy bay gặp những sự cố bất ngờ, cùng tìm hiểu những phản ứng của cơ thể khi con người trong trường hợp giả định máy bay rơi tự do.

Vùng nhiễu động khí

Máy bay rơi tự do, rung rắc chao nghiêng… hay còn gọi bằng mỹ từ ‘Sát thủ ẩn mình trong không trung" để nói lên việc máy bay hoạt động trên không bị rơi vào vùng ‘nhiễu động khí’. Có thể hiểu một cách đơn giản là vùng trời mà ở đó có sự chuyển động hỗn loạn của các khối không khí.

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

Một trong những nguyên nhân gây tác động mạnh tới các chuyến bay đó là thời tiết.Thông thường máy bay hoạt động chịu sự ảnh hưởng của gió thổi ngang, trên mạnh dưới yếu, càng lên cao không khí càng loãng. Tuy nhiên, ở những “vùng nhiễu động khí”, điều này không xảy ra. Tại đó, không khí và gió chuyển động lên xuống, ngang dọc không ngừng, hỗn loạn và thay đổi vận tốc liên tục, tạo các dòng xoáy trong khoảng thời gian ngắn. Đây chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của máy bay.

Vùng nhiễu động’ thường khó được phát hiện bởi nếu chỉ sử dụng radar thông thường, không thể phát hiện vị trí của những “vùng nhiễu động khí” này. Chúng thường xuất hiện ở độ cao từ 7-12km hoặc gần các vùng núi cao, tại vùng trời quang, ít mây - địa điểm ưa thích của các phi công.

‘Vùng nhiễu động’ được ví như những ‘ổ gà ổ voi’ trên đường băng khi máy bay gặp phải nó, cùng với sức gió thay đổi, đảo chiều liên tục, dẫn tới hiện tượng máy bay rung lắc làm xáo trộn đồ dùng, vật dụng trong máy bay và hành khách bị chao đảo theo. Chính là máy bay đi bị “xóc” khi đi vào “vùng nhiễu động khí”.

Nguyên nhân gia tang‘vùng nhiễu động khí? Theo nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân làm tần suất “sát thủ ẩn mình” này xuất hiện nhiều hơn. Dự tính, tới đây tần suất này sẽ tăng từ 40-170% khi lượng CO2 thải ra môi trường tăng gấp đôi so với thời kì cách mạng công nghiệp.

Phản ứng của cơ thể khi máy bay rơi vào ‘vùng nhiễu động khí’

Khi máy bay trong trạng thái rơi tự do, rung rắc – đi vào ‘vùng nhiễu động khí’ thì cơ thể chúng ta lập tức có phản ứng ‘hẫng hụt’, phản ứng này tương tự như việc ‘hẫng’ trong thang máy hay trong giấc mơ giật mình tỉnh giấc.

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

Khi máy bay chao đảo khiến đồ dùng xáo trộn, hành khách có thể bị xô đẩy mất an toàn và nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng mà hành khách gặp phải ‘phản ứng hẫng hụt” khi đi trên chuyến bay đó chính là là do hoạt động của cơ quan tiền đình ở tai trong cơ thể người. Đây là nơi có hệ thống lông và dịch chuyên trách cung cấp thông tin về chuyển động, trọng lực cho não bộ. Chúng phát tín hiệu về việc thay đổi gia tốc đột ngột tới trung ương thần kinh, kết nối với các giác quan 24/24.

Đơn giản hơn đây là hệ thống cảm nhận thông tin cảm giác cơ bản của con người. Nếu bất ngờ bị rơi tự do, vì đột ngột nên hệ thống tiền đình bị kích ứng mạnh, gây ra những phản ứng khó chịu như cơ thể cứng ngắc, chỉ muốn ở dưới thấp, bị té ngã, buồn nôn, mất phương hướng, ù tai thậm chí choáng váng.

Điều này đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi đi máy bay, bởi ở trẻ nhỏ, phần đầu có trọng lượng và thể tích khá lớn so với cơ thể, khối cơ ở cổ còn yếu nên nếu bị rung lắc mạnh, đột ngột, rất dễ dẫn tới những chấn thương mạnh.

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

Hiện trường sau một 'cú vào vùng nhiễm động' của máy bay

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

Hình ảnh mô tả máy bay khi gặp 'vùng nhiễu động'

Tuy nhiên, phần lớn những “vùng nhiễu động” đều diễn ra trong thời gian ngắn nên số lượng những tai nạn đáng tiếc vì hiện tượng này thường hiếm khả năng xảy ra.

Bí kíp thoát thân trong trường hợp máy bay gặp sự cố

Vì những ‘vùng nhiễu động’ thường khó lường trước nên trường hợp máy bay bị rung lắc, chao đảo bất ngờ nên chúng ta cần biết những cách phòng tránh chấn thương trong những trường hợp này.

Điều đầu tiên khi gặp sự cố cần tuyệt đối bình tĩnh, tránh hoảng loạn thái quá.

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

Điều thứ hai đó chính là phải tuân thủ và chấp hành mọi quy tắc an toàn được tiếp viên hàng không nhắc nhở khi lên máy bay. Hãy đọc và làm theo đúng những quy tắc về tư thế ngồi, dây an toàn, các dụng cụ hỗ trợ khẩn cấp như mặt nạ dưỡng khí, áo phao…

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

Thứ ba, bạn có thể lên kế hoạch và chủ động chọn cho mình một chỗ ngồi an toàn trên máy bay. Theo nghiên cứu đuôi máy bay là khu vực ngồi an toàn nhất. Trong các vụ tai nạn hàng không, tỉ lệ sống sót của những hành khách ngồi đuôi là 69% hơn hẳn 56% ở cánh và 49% ở đầu máy bay.

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the
Tư thế ngồi an toàn nhất khi máy bay gặp sự cố

Hãy nhớ kĩ rằng khi xảy ra sự cố máy bay, trong trường hợp xấu nhất là máy bay rơi, luôn có những khoảng thời gian gọi là “golden time” (thời gian vàng). Đây là quãng thời gian ngay sau khi máy bay bị tai nạn, kéo dài khoảng 2 phút.

may bay roi, vung nhieu dong, may bay chao dao, may bay rung lac, phan ung co the

2'Thời gian vàng để thoát thân

Đó cũng là thời gian bạn dễ dàng sống sót nhất nếu thoát được khỏi máy bay. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng và thật nhanh nhẹn khi được các tiếp viên yêu cầu di chuyển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điều nhất định bạn phải biết để 'thoát thân' khi máy bay rơi