Đi làm thêm ở trung tâm, tự đóng BHXH được không?

Luật gia, Ths Nguyễn Ngọc Anh| 27/04/2018 08:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong hợp đồng không có nội dung về bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy em có thể tự đóng BHXH được không, cách đóng như nào?

Em là sinh viên mới ra trường, hiện giờ em đang làm thêm ở một trung tâm, nhưng trong hợp đồng không có nội dung về bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy em có thể tự đóng BHXH được không, cách đóng như nào, với cả tiền lương em nhận mỗi tháng đều không như nhau. Rất mong Luật sư tư vấn giúp em.

Độc giả Ngọc Liên (lientrinhsphhn@gmail.com)

 

Đi làm thêm ở trung tâm, tự đóng BHXH được không?

Luật gia, Ths Nguyễn Ngọc Anh

Dựa trên những thông tin mà bạn đã nêu, chúng tôi tư vấn những quy định của pháp luật như sau:

Vì thông tin bạn đưa ra chưa đủ, ví dụ như việc bạn làm thêm đó cụ thể là gì, mức lương bạn được hưởng là bao nhiêu, công ty ký hợp đồng với bạn trong thời gian bao lâu?Bạn ở khu vực nào? Vì vậy chúng tôi sẽ trả lời bạn chia thành các trường hợp như sau:

1. Đối tượng làm part – time (làm thêm) 

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 2 Luật việc làm năm 2013, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định  về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là: Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trong tất cả các cơ quan đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.

Thứ hai, Căn cứ Điều 1 Nghị định 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động quy định mức lương tối thiểu vùng  áp dụng đối với doanh nghiệp:

- Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng (tăng 230.000 đồng so với quy định hiện hành, tương đương tăng 6,13%).

- Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng so với quy định hiện hành, tương đương tăng 6,33%).

- Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng (tăng 190.000 đồng so với quy định hiện hành, tương đương tăng 6,55%).

- Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành, tương đương tăng 6,98%).

Như vậy, Nếu bạn đáp ứng đủ 2 điều kiện về thời gian và mức lương thì bạn đủ điều kiện được đóng BHXH, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì các bạn không được tham gia đóng BHXH

2. Đối tượng ký hợp đồng part – time (làm thêm) 

Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

2. a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

3. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Nếu lao động làm partime có kí hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lênthì  người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, Bạn cũng cần phải lưu ý, trường hợp thời gian lao động cộng dồn của người lao động làm việc bán thời gian ít hơn so với thời gian làm việc của người làm việc toàn thời gian từ 14 ngày làm việc trên tháng thì công ty không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Nếu bạn không đủ điều kiện để được Công ty đóng BHXH thì bạn có thể chọ hình thức tham gia BHXH tự nguyện

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện tại khoản 3 Điều 3 như sau:

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật này và quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo đó, bạn có thể lựa chọn hình thức tham gia BHXH tự nguyện.

Để tham gia BHXH tự nguyện bạn cần liên hệ trực tiếp với BHXH quận, huyện nơi cư trú để được hướng dẫn làm tờ khai đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Luật BHXH (2014) quy định: Người tham gia tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất., do đó bạn tham gia BHXH tự nguyện phải đóng tỷ lệ là 22%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đi làm thêm ở trung tâm, tự đóng BHXH được không?