Đứng trước kỳ thi hay kết quả học tập chưa tốt khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, chỉ cần đặt mục tiêu hợp lý bạn sẽ có một thành tích tuyệt vời.
Nhiều người vẫn đổ lỗi cho kết quả học tập không tốt là do tố chất kém thông minh, song thực tế, điều đó không chính xác. Thông minh giúp tiếp nhận trí thức nhanh hơn, nhưng không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn đến kết quả cuối cùng.
Thực ra, việc học giỏi hay kém phần nhiều phụ thuộc vào việc bản thân có chăm chỉ và có nắm được những cách học đúng đắn hay không. Dưới đây là một vài bí quyết nho nhỏ giúp cải thiện kết quả học tập hiệu quả mà các bạn học sinh, sinh viên nên ghi nhớ:
1. Đặt mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện hợp lý
Đặt mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện hợp lý
Muốn học tập đạt kết quả tốt thì bạn phải xác định rõ mục tiêu của việc học tập đó là gì, như vậy bạn mới có động lực để cố gắng hoàn thành nó.
Bạn có thể gạch đầu dòng ra tờ giấy một vài câu hỏi như bạn muốn theo học ngành gì, bạn muốn thi vào trường nào, bạn muốn đạt bao nhiêu điểm, muốn tốt nghiệp bằng gì và tương lai muốn làm công việc nào?… Sau đó, trả lời những câu hỏi trên chính là hoàn thành bước xác lập mục tiêu.
Tiếp theo, việc bạn cần làm chính là lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu đó. Hãy ưu tiên thực hiện những việc quan trọng trước, những việc ít quan trọng hơn thì làm sau.
2. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần
Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn.
Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung, điều đó khiến bạn khó tiếp thu được bài.
3. Chọn không gian yên tĩnh để học tập
Chọn không gian yên tĩnh để học tập
Học tập ở môi trường ồn ào sẽ khiến bạn dễ bị phân tâm, không thể tập trung học tập. Do đó, khi học bài cần chọn không gian yên tĩnh, tốt nhất là ngồi gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên và để không khí được lưu thông tốt hơn.
4. Chăm sóc sức khỏe hay nói cách khác hãy biết nghỉ ngơi
Bạn không thể làm được việc gì với một cơ thể luôn mệt mỏi, đau nhức, buồn ngủ. Vì vậy việc quan trọng trước hết là bạn nên dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý và dành thời gian để tập thể dục, vận động cơ thể hằng ngày.
Não của bạn sẽ không thể tiếp thu những kiến thức mới nếu như bạn cứ cho nó bị căng thẳng. Vì vậy, vào những ngày nghỉ học, hãy thật sự tận hưởng chính mình và đừng cảm thấy tệ vì mình chưa đụng đến bài vở.
5. Thay vì thức khuya hãy học bài vào sáng sớm
Rất nhiều bạn học sinh có thói quen thức khuya học bài mà không biết rằng, đây là một phương pháp phản khoa học. Chính vì thế, thay vì thức khuya thì bạn nên dậy học bài vào sáng sớm, sau bữa ăn trưa thì nghỉ khoảng 15 – 20 phút để hồi phục năng lượng. Sau bữa tối, bạn tiếp tục nghỉ ngơi khoảng 30 phút và chỉ học tới 21 giờ.
Tuyệt đối không nên thức sau 22 giờ đêm vì lúc này đầu óc đã gần như bão hòa sau cả ngày hoạt động, khả năng tiếp thu rất hạn chế, cố gắng học tập chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà không thu được kết quả gì đáng kể.
6. Biết cách ghi chú
Có một vài thủ thuật để việc ghi chép trở nên hiệu quả hơn. Nếu bạn là người trực quan, bạn nên thực hiện càng nhiều những nét nguệch ngoạc hoặc vẽ trên giấy càng nhiều càng tốt vì đây là cách não bạn hoạt động. Nếu bạn thích những con số bạn cũng có thể tự tạo ra bộ mã hóa riêng cho những kiến thức bạn tiếp nhận được từ bài giảng của thầy cô.
7. Ôn lại bài trong ngày
Ôn lại bài ngay sẽ giúp bạn nhớ lâu kiến thức được học
Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ tạo thói quen và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.