Thời gian qua, Phạm Vĩnh Khương đã từng bước khẳng định mình là người dẫn dắt trào lưu “phim tối giản” sử dụng điện thoại thông minh, xuất phát từ hoàn cảnh thiếu thốn thiết bị chuyên nghiệp.
Sáng kiến kỹ thuật – Tạo cú máy “đỉnh” từ smartphone
Tự học quay, dựng và hậu kỳ trên một chiếc smartphone, Phạm Vĩnh Khương đã chế ngự nhược điểm rung lắc và độ nông sâu trường ảnh hạn chế bằng việc biến bản thân thành thiết bị chống rung: “cơ thể trở thành gimbal”.
Sinh ra đã mắc chứng Parkinson bẩm sinh khiến tay chân thường xuyên run rẩy, thay vì chùn bước, anh lại khai sinh ra những kỹ thuật đặc biệt như “Handheld One-shot”, “Fly Handheld”, kết hợp các cú di chuyển xoay phức tạp từ 360–720° mà không cần gimbal hay steadycam.
Phạm Vĩnh Khương là một trong số ít, nếu không phải là người đầu tiên, ứng dụng hiệu ứng “dolly zoom” kinh điển trên điện thoại. Anh đã cải tiến bằng cách kết hợp zoom cả thủ công và di chuyển nhuần nhuyễn để tạo cảm xúc kinh hoàng và căng thẳng mà không cần slider hay gimbal.
‘Handheld Oneshot & Fly Handheld” - hai kỹ thuật này cho phép thực hiện các cú máy xuyên suốt phi gián đoạn (oneshot) hoặc giả hiệu ứng bay flycam – mọi thao tác đều được làm thủ công trên smartphone. Xoáy góc vô cực (Infinite Vortex Roll) Một cú xoay camera 360–720° in-out tạo không gian ảo giác mà không dùng thiết bị hỗ trợ – là dấu ấn cá nhân đặc trưng của anh.
Mở rộng giới hạn: AI kết hợp smartphone cho phim đại chúng
Gần đây, Khương tiếp tục phá giới hạn bằng cách sử dụng AI kết hợp với smartphonetrong sản xuất phim: “Chạm” (2024 – phim ngắn được tạo hoàn toàn bằng AI trên điện thoại, mất khoảng 3.000 giờ thực hiện; “Lời nguyền dưới ánh Trăng” (Shadow of the Wolf, 2025) siêu dự án dài 3 giờ, dựng hoàn toàn bằng AI trên iPhone không cần ekip đông, qua AI do anh phát triển (Art Supper/AestheticSynth). Anh từng chia sẻ rằng, việc kết hợp AI và smartphone tạo nên quy trình sản xuất “gãy gọn, tiết kiệm thời gian – chi phí” cho cả những nhà làm phim độc lập.
Sự nỗ lực không ngừng của Khương đã mở ra cơ hội cho cộng đồng làm phim trẻ, đặc biệt người không có điều kiện sở hữu thiết bị chuyên nghiệp. Anh tổ chức các khóa học, workshop, thúc đẩy tư duy sáng tạo “phim smartphone” để truyền cảm hứng cho các nhà làm phim trẻ giúp họ tin rằng tài nguyên hạn chế không phải là rào cản.
Phạm Vĩnh Khương không chỉ là người sáng lập trào lưu làm phim bằng điện thoại – anh còn khẳng định giá trị của sự chuyên nghiệp, sáng tạo và ý chí kiên cường. Từ những cú máy thủ công vượt giới hạn, cho đến việc kết hợp AI trên thiết bị di động, anh đã thực sự kiến tạo ra trường phái “True Smartphone Film” – mở ra cơ hội để những người trẻ đam mê điện ảnh vươn tới, dù không có thiết bị đắt tiền. Đó là minh chứng cho hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ từ nghệ thuật tối giản nhưng giàu bản sắc, định hình tương lai sáng tác phim đa nền tảng.
Khái niệm “True Smartphone Film” – Bình dân nhưng chuyên nghiệp
Khái niệm này thể hiện triết lý làm phim “đúng nghĩa” trên smartphone: không chỉ quay cảnh thường, mà còn xây dựng bài bản từ tiền kỳ đến hậu kỳ – tất cả đều trên điện thoại và dành cho những ai không đủ điều kiện tiếp cận thiết bị chuyên nghiệp.
Theo Phạm Vĩnh Khương, với “True Smartphone Film” bất kỳ ai cũng có thể tạo ra sản phẩm điện ảnh dù không có trợ giúp từ nhiều công cụ chuyên dụng – một bước tiến rõ rệt trong việc dân chủ hóa nghệ thuật làm phim.