Hôm nay, Thủ tướng trẻ nhất thế giới Sebastian Kurz của Áo sẽ trở lại văn phòng làm việc sau khi được tái bầu cử và trở thành người đứng đầu một liên minh đặc biệt của Đảng Nhân dân và Đảng Greens sau khi liên minh cực hữu trước đó sụp đổ.
Với tuyên bố "bảo vệ khí hậu và biên giới", người đàn ông 33 tuổi này sẽ trở thành Thủ tướng của một chính phủ được giới truyền thông gọi là "kỳ lạ" và "không thể" bởi sự kết hợp giữa hai đảng đối lập.
Sebastian Kurz trở lại với tư cách là nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ trẻ nhất thế giới
Tuần trước, Đảng Nhân dân của Kurz (OeVP) và Greens đã nhất trí cùng nhau nắm quyền sau khi chính quyền cuối cùng của phe cực hữu sụp đổ trong vụ bê bối tham nhũng, và cả OeVP và Greens đã đạt được những kết quả quan trọng trong tháng 9.
Liên minh nhằm mục đích làm hài lòng cả hai bên bằng cách thúc đẩy Áo trở thành nước đạt được "tính trung lập carbon" vào năm 2040 và cũng tiếp tục các biện pháp chống nhập cư nghiêm ngặt.
Một số nhà quan sát cho rằng liên minh này có thể trở thành mô hình khả thi cho các quốc gia châu Âu khác nếu thành công khi các quốc gia trên khắp lục địa đang lúng túng giữa chủ nghĩa dân túy và thay đổi khí hậu.
Thủ tướng Kurz - người lãnh đạo OeVP bảo thủ đã ở trong chính phủ hơn ba thập kỷ - đã bảo vệ cam kết này như là sự kết hợp "tốt nhất của cả hai thế giới".
OeVP có 10 bộ trưởng trong liên minh mới, trong khi Greens có 4 bộ trưởng với người đứng đầu đảng này là Werner Kogler, 58 tuổi, đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng.
Werner Kogler lãnh đạo đảng Greens của Áo, sẽ đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng
Trong số các bộ trưởng được tuyên thệ vào hôm nay (7/1), hơn một nửa là phụ nữ, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng, và nhiều người ở độ tuổi 30 và 40.
Một chính trị gia và cựu nhà hoạt động của Greens sẽ đứng đầu một bộ môi trường mở rộng, bao gồm cả giao thông, năng lượng và công nghệ.
Greens cũng đã đề cử một cựu chiến binh đồng tính nữ công khai nắm giữ Bộ Văn hóa, trong khi một chuyên gia pháp lý của Greens gốc Bosnia, người từng tị nạn ở Áo khi còn nhỏ, sẽ đứng đầu Bộ Tư pháp.
Nhưng trong sâu xa, đây không phải là một "cuộc hôn nhân tình yêu", theo nhà phân tích Julian Huber. "Như anh ấy (Kurz) nói ở mọi sự kiện, họ là những đảng rất khác nhau", vốn luôn là đối thủ thay vì đồng minh ở cấp quốc gia cho đến bây giờ, và những kẻ gièm pha về họ rất nhiều, trong đó có cả những người từ trong đảng của chính họ.
Về phần mình, Kurz đã hứa mang lại cho người Áo một chính phủ ổn định sẽ lãnh đạo đất nước trong 5 năm tới.
Sebastian Kurz lần đầu tiên trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới từ tháng 12 năm 2017 cho đến tháng 5 năm ngoái, điều hành chính phủ do đảng cực hữu FPOe kiểm soát với một đường lối cứng rắn chống nhập cư và gạt đi một loạt các sự cố phân biệt chủng tộc và chống Do Thái.
Nhưng sau đó, Phó Thủ tướng và là chủ tịch đảng cực hữu FPOe bị nhấn chìm trong một vụ bê bối tham nhũng, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh và cuộc bầu cử mới nhanh chóng được kêu gọi. Những người ủng hộ FPOe tỏ ra thất vọng, nhiều người chuyển phiếu bầu của họ sang OeVP khiến tỉ lệ đảng này được ủng hộ đã tăng 37,5% so với năm 2017. Greens có được 13,8% phiếu ủng hộ khi biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cử tri.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã bị quốc hội phế truất trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tháng 5 một tuần sau khi Phó thủ tướng Heinz-Christian Strache, người từng là chủ tịch đảng cực hữu Tự do (FPOe), từ chức vì cáo buộc tham nhũng.
Trước đó, ngay khi xuất hiện bằng chứng và cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông Strache, Thủ tướng Kurz khẳng định ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấm dứt liên minh với FPOe.