Trong ngôi tịnh thất nằm bên bờ sông Vàm Cỏ yên bình, ít ai biết vị sư cô trụ trì từng có một quãng đời sóng gió đầy khốc liệt. Vị sư cô từng bầu bạn với những “ông trùm” giang hồ khét tiếng Sài Gòn một thời.
Hình ảnh một sư cô đầy thân thiện, có gương mặt hiền hậu ấy không ai nghĩ thời niên thiếu sư cô rất mạnh mẽ đến độ nhiều tên giang hồ khét tiếng cũng phải sợ. Vị sư cô chúng tôi muốn nhắc đến có tên đầy đủ là Nguyễn Thị Sự.
Mối tình gian truân
Trong chuyến công tác về xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, chúng tôi có dịp ghé thăm ngôi tịnh thất nằm sát bên bờ sông Vàm Cỏ Đông. Ngôi chùa nhỏ này người địa phương gọi là Chùa Lá, bởi lúc xưa chùa được che bằng những chiếc lá dừa khô. Ngôi tịnh thất đơn sơ, giản dị này cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động khám chữa bệnh từ thiện. Tiếp chúng tôi trong một căn phòng nhỏ của nhà chùa, sư cô Diệu Thiện (tục danh Nguyễn Thị Sự) vẫn không quên nhắc nhở các sư cô khác bốc thuốc cho gần 50 người bệnh đang điều trị bệnh tại chùa.
Sư cô Thiện lúc còn trẻ
“Ông trùm” Năm Cam
Khi công việc bắt đầu thảnh thơi, vị sư cô này bắt đầu trò chuyện với chúng tôi bằng những tiếng thở dài. Nhưng sư cô không quên nhắc lại: “Tất cả cũng là mình cho đi và không bao giờ nhận lại”.
Như biết trước PV đến để tìm hiểu cuộc đời mình, vị sư cô không ngại kể về những ký ức tuổi thơ và quãng đời đầy chông gai, trắc trở của mình. Theo lời sư cô Diệu Thiện, sư cô vốn sinh ra trong một gia đình mang hai “dòng máu” chính trị khác nhau, người mẹ thuộc dòng dõi con nhà quan triều vua Bảo Đại. Ngược lại, người cha của sư cô lại là một chiến sĩ cộng sản. Vì vậy, khi mới chào đời, sư cô đã gặp phải những sóng gió.
Sư cô Thiện kể: “Cô chỉ biết nhớ mặt cha qua những tấm ảnh ố vàng của mẹ còn lưu giữ lại. Theo đó, lúc xưa mẹ tôi vốn là một tiểu thư “lá ngọc cành vàng” trong một gia đình quan thượng thư cuối triều vua Bảo Đại. Hằng ngày, mẹ đi đâu cũng có phu xe theo đưa rước tận chân, ông ngoại hay cho mẹ đến trường học tiếng Tây để không bỡ ngỡ khi giao tiếp. Trong một buổi chiều tà tan trường, mẹ đi qua ngã tư đường Láng, TP. Hà Nội, người phu xe tránh chiếc xe đạp ngược chiều nên trượt chân khiến mẹ văng ra khỏi chiếc xe. Lúc đó, một thanh niên đi ngược chiều thấy vậy vội chạy lại đỡ”.
“Có lẽ chính khoảnh khắc ấy, trong tâm trí mẹ đã phải lòng bởi tiếng sét ái tình. Không lâu sau đó, trong một lần đi lễ chùa Hương, khi thuyền vừa cập bến, không may mẹ lọt chân xuống sống. May thay, khúc sông cạn nên có người kéo lên. Ngước nhìn lên, mẹ lại nhận ra người đó chính là chàng thanh niên mà mình thầm thương trộm nhớ sau lần bị ngã xe trước. Sự ân cần và gương mặt đầy thánh hiện của bố cô hồi đó đã khiến mẹ đêm về xao xuyến”, sư cô Thiện nhớ lại.
Rồi cuộc tình cổ tích giữa đời thường cũng xuất hiện khi cô tiểu thư con nhà giàu lại đem lòng yêu thương một chàng trai nghèo. Chuyện của hai người yêu nhau được dân làng đồn đại, tiếng tăm vang xa. Cuộc tình giữa cô tiểu thư với người thanh niên “lạ” đã lọt đến tai của vị quan thượng thư (ông ngoại sư cô Thiện). Kể từ khi biết chuyện, quan thượng thư không cho con gái bước ra khỏi nhà, đồng thời phái người điều tra người thanh niên “lạ” kia.
Tuổi thơ không êm đềm
Theo lời sư cô Thiện, lúc bấy giờ, dù bị ông ngoại cấm cảm nhưng cha mẹ sư cô vẫn lén lút qua lại với nhau. Một thời gian sau, cha sư cô Thiện chỉ kịp để lại lá thư cho vợ rồi tham gia vào kháng chiến, bỏ cô tiểu thư với cái thai hai tháng trong bụng.
Thương cô con gái độc nhất của gia đình và đứa trẻ trong bụng, bà ngoại đã lén dẫn con gái về Hà Đông (TP. Hà Nội) để chờ ngày sinh nở. “Lúc đó, khi sinh anh cả, mẹ tôi chỉ có một mình, không ai bên cạnh. Thời gian đó, ba tôi đã tìm về chăm sóc vợ con. Vài năm sau, ba tôi ra đi vì căn bệnh sốt rét, bỏ lại người vợ đang mang bầu 5 tháng (sư cô Thiện) và đứa con 5 tuổi đang bi bô tập nói”, sư cô Thiện nói.
Sư cô Thiện cho biết thêm, lúc bà ngoại dẫn mẹ sư cô chạy trốn, ông ngoại tức giận cho lính đi lục sùng khắp nơi tìm kiếm. Bà ngoại gói ghém quần áo, tài sản dẫn con gái cùng đứa cháu theo chuyến tàu vào Nam đầu năm 1945.
“Lúc đó, anh trai gần 10 tuổi, tôi đã tròn 4 tuổi, bà ngoại thuê một căn phòng ở khánh sạn Majestics ven bờ sông Bạch Đằng (bây giờ là quận 1), để 3 mẹ con tôi sinh sống. Tuy nhiên, thời gian vui cùng mẹ và bà ngoại không được bao lâu thì gia đình rơi vào cảnh bần cùng. Do tin người nên ngoại tôi hùn vốn làm ăn với một người bạn nhưng không ngờ bị họ lừa, sau cú sốc đó bà tôi lâm bệnh rồi qua đời, để lại 3 mẹ con bơ vơ, không nơi nương tựa”, sư cô Thiện nhớ về tuổi thơ của mình.
Mẹ sư cô Thiện có cuộc đời sống trong nhung lụa, ăn ngon, mặc đẹp, được người hầu cung phụng tận miệng. Từ nhỏ, mẹ sư cô chưa bao giờ nếm trải nỗi vất vả của người lao động chân tay. Từ trong căn phòng hạng sang của khách sạn nổi tiếng ở Sài Gòn thời đó, mẹ sư cô đã bán sạch tài sản của bà ngoại để lại, dìu dắt hai con nhỏ ra ven sông Sài Gòn dựng căn chòi rách nát, sống tạm bợ qua ngày. Thời gian đó, những ngày dài 3 mẹ sư cô phải sống trong nước mắt, thế nhưng nhìn 2 đứa nhỏ nheo nhói, đói rách, mẹ sư cô cắn răng, vứt bỏ hết tất cả hình ảnh một cô tiểu thư ngày xưa để bươn chải buôn bán, làm đủ nghề để kiếm tiền nuôi con.
Bươn chải kiếm sống để nuôi con nhưng được thời gian không lâu thì mẹ sư cô cũng “ra đi” để lại con thơ. Trước khi nhắm mắt, mẹ sư cô trăng trối, mong muốn hai con tìm về quê nhà để nhận tổ tông. “Sự ra đi của mẹ khiến anh em tôi không nơi nương tựa, côi cút giữa dòng đời. Khi đó, tôi vừa tròn 11 tuổi. Cái tuổi đáng lẽ được ăn học, bao bọc trong vòng tay của cha mẹ nhưng có lẽ cái số của tôi là vậy”, sư cô Thiện bùi ngùi.
Sư cô kể tiếp, Sài Gòn vào những năm 1960-1965, nhờ trợ cấp của quân sự Mỹ, bộ phận quan chức trở nên “giàu có”, đồng thời với giai đoạn đó cũng nổi lên một số bộ phận quan chức tham nhũng, cũng đã tạo nên tầng lớp giàu có lao vào ăn chơi trác táng.
Thời điểm đó, nổi lên hai sòng bạc tổ chức quy mô như một “Ma Cao thu nhỏ”, với đầy đủ các trò chơi, cá cược do ông Tám Phánh, chủ khách sạn Kim Thành và ông Bảy Diệm trong khu Cây Da (quận 1, TP. HCM) nổi tiếng thời đó làm chủ. Từ hai sòng bạc đó, đời sống “tranh sáng, tranh tối” bắt đầu nổi lên những tên có số má, muốn tranh giành địa bàn làm ăn. Chính vì thế, khu bán báo dạo của anh em sư cô luôn bị đe dọa.
Sự cố đối đầu “ông trùm” Nam Cam Sư cô Thiện cho biết, chính thời gian bôn ba với miếng cơm manh áo, sư cô đã đối đầu với Năm Cam (người sau này trở thành “ông trùm” giang hồ két tiếng Sài Gòn). “Khi đó, Năm Cam chỉ là đứa trẻ bụi đời. Từ chỗ đấu tranh giành từng vị khách, lãnh địa cò con ở góc chợ, đầu đường, tôi đã kết thân với Năm Cam”, sư cô Thiện cho biết. |
(Còn nữa)