Chữa bệnh gan nhiễm mỡ từ mộc nhĩ, nấm hương

Hữu Lan (TH)| 15/12/2016 10:38
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nấm hương, mộc nhĩ là hai loại thực phẩm quen thuộc trong tủ bếp của các bà nội trợ. Bên cạnh vai trò gia vị của các món ăn thì nấm hương, mộc nhĩ còn được biết đến với công dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 ca mắc bệnh gan mới và phần lớn các bệnh nhân đều phát hiện bệnh trong giai đoạn trễ. Bên cạnh bệnh viêm gan và ung thư gan, tình trạng gan nhiễm mỡ hay xơ gan cũng đáng báo động. Chính thói quen ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, thừa chất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. 

Giảm cholesterol, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ

Nấm hương hay còn được gọi là nấm đông cô. Trong nấm hương chủ yếu chứa các thành phần protein, chất béo, đường, chất xơ, vitamin A1, B1, B2, D và niacin (nicotinie), cholin và hơn 30 loại enzyme, 18 loại axit amin.

Axit oleic không bão hòa trong nấm hương chiếm trên 80% nên tốt cho người bị gan nhiễm mỡ và mỡ máu cao kèm theo xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp.

Theo đó, các vitamin trong nấm hương thúc đẩy sự thụ động của đường ruột và dạ dày, giảm sự hấp thu cholesterol ở đường ruột và ngăn ngừa sự táo bón. Tác dụng giảm cholesterol ở thành phần riêng của nấm hương mạnh hơn 10 lần so với tác dụng của cloribrat – thuốc giảm mỡ có hiệu quả.

Chữa bệnh gan nhiễm mỡ từ mộc nhĩ, nấm hương

Mộc nhĩ, nấm hương là thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ 

Đối với mộc nhĩ đen lại giàu chất dinh dưỡng, lượng sắt cao, có chứa các polysacharid (93,9%) và protein (6,8%) và bào tử nấm nên rất tốt với người bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Loại axit hạch có trong mộc nhĩ đen có tác dụng hạ cholesterol trong máu rõ rệt. Chất keo trong mộc nhĩ đén có tính dính mạnh, có tác dụng hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.

Glucôxit purin trong mộc nhĩ đen giúp làm giảm khả năng tắc mạch máu não do cao huyết áp gây nên. Đồng thời, các thành phần hoạt tính có trong mộc nhĩ đen giúp hạn chế đáng kể sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành các khối huyết do xơ vữa động mạch.

Cách dùng nấm hương, mộc nhĩ chữa bệnh

Đối với người bệnh gan nhiễm mỡ và mỡ máu cao kèm theo chứng xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp nên dùng nấm hương mỗi ngày từ 150-130 mg.

Sau 15 tuần thì triglyceride, phosphorlipit, lượng mỡ tổng cộng và axit béo không bị este hóa đều hạ thấp mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào đối với chức năng  của gan.

Nghiên cứu y học ban đầu cho thấy, người ăn chay mỗi ngày ăn nhiều thức ăn loại ngũ cốc, lượng cellulose tiếp thu từ thức ăn có thể đạt 22g. Tuy nhiên, với người không ăn chay lấy thức ăn có nguồn gốc động vật làm chính, lượng cellulose tiếp thu và mỗi ngày chỉ 10g; hàm lượng cholesterol, triglyceride và lipoprotein gây ra bệnh xơ vữa động mạch có trong máu người ăn chay hạ thấp rõ.

Nếu người bị bệnh gan nhiễm mỡ mỗi ngày ăn một lượng mộc nhĩ đen nhất định có thể có hiệu quả hạ thấp hàm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt, lượng kali chứa trong mộc nhĩ đen rất cao, trong 100g mộc nhĩ đen khô lượng kali có thể chứa đến 757mg. So với lượng natri chứa trong mộc nhĩ đen, tỷ lệ kali/natr > 15.

Chữa bệnh gan nhiễm mỡ từ mộc nhĩ, nấm hương

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng cần phải có một chế độ tập luyện thể dục phù hợp 

Bạn kết hợp nấm hương, mộc nhĩ với các món ăn hằng ngày như món thịt hấp nấm hương, món khổ qua nhồi thịt và mộc nhĩ…

Với món thịt hấp nấm hương, bạn cần chuẩn bị 50g nấm hương, 300 g thịt nạc và các gia vị nêm nếm. Thịt nạc được rửa sạch rồi cắt miếng khoảng 1cm, nấm hương cắt bỏ cuống dưới và rửa sạch. Cho hai thành phần vào bát tô, rắc thêm ít muối, tiêu rồi đem hấp. Món này nên dùng ngay khi còn nóng với cơm để có thể chữa bệnh tốt hơn. 

Mộc nhĩ có thể ngăn chặn tình trạng tích tụ mỡ ở thành mạch và gan. Nguyên liệu để làm món khổ qua nhồi thịt cũng rất đơn giản: 3 trái khổ qua, thịt nạc băm, mộc nhĩ, miến, gia vị và hành lá. Đầu tiên cắt nhỏ miến và mộc nhĩ bỏ chung với thịt nạc băm rồi ướp gia vị rồi nhồi vào mướp đắng đã bỏ lõi. Bỏ một nồi nước lên đun sôi, bỏ hẹ tây vào đun làm thơm nước trước, khi nước sôi bỏ mướp đắng nhồi vào, nêm thêm gia vị. khi chín thì rắc tiêu và hành lá lên trên là được.

Tuy nhiên, các nghiên cứu y học phát hiện mộc nhĩ đen có tác dụng phụ là thúc đẩy sự xuất huyết đối với người bệnh khạc nôn ra máu, tiểu tiện đại tiện ra máu và bị tổn thương diện rộng. Do vậy, người bệnh trong thời gian có triệu chứng trên và trong thời kỳ kinh nguyệt không nên ăn mộc nhĩ đen.

Bên cạnh đó, người bị bệnh gan nhiễm mỡ cần bổ sung các loại rau có máu xanh đậm như cải xanh, cải cúc, rau muống,… có công dụng giải nhiệt mát gan. Các loại rau củ có màu đỏ như cà rốt, bí đao, cà chua có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Sử dụng các loại dầu thực vật như dầu nành, dầu lạc, dầu vừng,.. thay cho mỡ động vật để giảm cholesterol trong máu.

Ngoài một chế độ ăn uống thích hợp, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng cần phải có một chế độ tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe, điều đó sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe tốt và đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ thuyên giảm nhanh hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chữa bệnh gan nhiễm mỡ từ mộc nhĩ, nấm hương