Mặc dù có từ cách đây hơn 50 năm, nhưng phương pháp cấy chỉ được ít người áp dụng thành công. Đã từng có thời điểm phương pháp này bị cho là không hiệu quả, tuy nhiên vài năm gần đây, một bác sĩ trẻ đã góp phần đưa cấy chỉ được nhiều người biết đến.
Mối “lương duyên trời định” với phương pháp cấy chỉ
Lê Duy Linh sinh ra và lớn lên tại vùng quê thanh bình Quý Cao – Nguyên Giáp – Tứ Kỳ - Hải Dương, trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc đông y gia truyền nổi tiếng đã được năm đời, cụ tổ trước kia còn được các quan người Pháp mời chữa bệnh thường xuyên, tốt nghiệp chuyên ngành Trung Y tại Đại học Trung Y Dược Thiên Tân, Trung Quốc.
Theo lẽ thường, khi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề, con cháu sẽ nối nghiệp tổ tiên. Tuy nhiên cách đây gần 10 năm sau một lần được người chú ruột tặng cho một cuốn sách có tên “Mạch chẩn - Bs Lê Thúy Oanh”, Lê Duy Linh đã ngưỡng mộ trước tài năng của người bác sĩ cấy chỉ tài ba cùng những thành tựu đáng nể trên thế giới, nên đã có ý định sau này sẽ đi theo trường phái chữa bệnh không dùng thuốc.
Bs Lê Duy Linh chụp ảnh lưu niệm với giáo sư Nguyễn Tài Thu thời còn là sinh viên (2014)
Cách đây gần 6 năm, ở Việt Nam hầu như rất ít người biết đến phương pháp cấy chỉ, chỉ một vài bác sĩ lớn tuổi tại một số bệnh viện và phòng khám tư sử dụng, nhưng hiệu quả cũng không được cao, mặt bệnh điều trị rất hạn chế, chủ yếu chỉ tập trung quanh các bệnh cơ xương khớp, dị ứng và thần kinh…. Cấy chỉ lúc đó chỉ được coi là một phương pháp phụ, kết hợp cùng với rất nhiều phương pháp khác như châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn, thậm chí có một số bác sĩ “vô lương tâm” mượn danh nghĩa cấy chỉ nhưng lén lút tiêm thêm thuốc Corticoid. Lúc đầu bệnh nhân thấy đỡ bệnh rất nhanh, nhưng về sau bệnh tái phát nặng trở lại, bệnh nhân bị phù và teo chân tay thậm chí suy thận do tác dụng phụ của thuốc, vì vậy phương pháp này bị mang tiếng oan rất nhiều.
Thời điểm đó Lê Duy Linh chỉ là một cậu sinh viên mới chập chững vào trường y, nhưng đã có những tư duy khác với bạn bè cùng khóa, thay vì suốt ngày cắm đầu trên trường cày điểm số, lấy học bổng, Duy Linh đã ý thức được rằng với cách học lý thuyết suông như vậy, sau này ra trường sẽ không đủ khả năng để hành nghề, thay vào đó mặc dù chẳng có ai giúp đỡ giới thiệu, nhưng đã tự tra thông tin phòng khám tư của Giáo sư Nguyễn Tài Thu ở trên mạng, đóng giả làm bệnh nhân, làm quen từ bác bảo vệ để có cơ hội gặp giáo sư, trình bày nguyện vọng theo học châm cứu. Cảm động trước tấm lòng hiếu học của cậu sinh viên, Giáo sư Thu đồng ý vì quan điểm của Duy Linh là muốn giỏi phải tìm thầy giỏi, phương pháp chuẩn.
Sau khi đã nắm được tương đối kỹ thuật châm cứu, Duy Linh bắt đầu nghiên cứu về phương pháp cấy chỉ vì thấy đây là một phương pháp rất hay, có nhiều ưu điểm nổi bật hơn châm cứu.
Thời điểm này, thông tin về cấy chỉ rất ít, không có nhiều tài liệu để tham khảo, cũng không có cơ sở mở lớp đào tạo, mọi thông tin đều mờ mịt, chẳng có gì ngoài những trang báo giới thiệu về các thành tựu của Bác sĩ Oanh tại châu Âu. Dù gặp nhiều khó khăn bước đầu nhưng chàng trai trẻ vẫn quyết tâm đến cùng, may thay cuối cùng Duy Linh cũng tìm thấy địa chỉ phòng khám tại Lý Nam Đế, nơi mà Bác sĩ Oanh làm việc mỗi dịp về nước và đăng ký đến học dù học phí hồi đó không hề rẻ so với một sinh viên.
Sau đó Duy Linh còn tìm cách liên lạc với Bác sĩ Oanh qua email, bày tỏ sự ngưỡng mộ và ước mong được cô trực tiếp dạy bảo mỗi khi cô về nước, Đợi chờ mỏi mòn 6 tháng trời, cuối cùng Bác sĩ Oanh cũng trả lời, nhưng đáng tiếc thay lần đầu tiên khi Bác sĩ Oanh về nước cả 2 cô trò đều lỡ hẹn, phải đến nửa năm sau hai người mới gặp được nhau, từ đó cuộc đời sự nghiệp của Duy Linh đã bước sang một trang mới.
Tuy nhiên, lúc này chính là thời điểm sóng gió lớn nhất trong đời sinh viên của chàng “bác sĩ tương lai” trẻ. Sau một thời gian tìm ra cách áp dụng thành công, với tâm huyết yêu nghề và muốn giúp đỡ bạn bè cùng trường, Duy Linh đã chia sẻ trên facebook những kiến thức về cấy chỉ, cũng như những thành tựu đã đạt được trong quá trình đi làm từ thiện cùng một số bác sĩ ở Hà Nội. Thật bất ngờ, hơn một nửa sinh viên trong trường thậm chí có cả các giảng viên, bác sĩ ở một số bệnh viện phản bác, nói Lê Duy Linh “chém gió”, thậm chí có người còn sử dụng những từ ngữ khiếm nhã, có người còn “bóc phốt Lê Duy Linh” trên những trang mạng xã hội của trường, có người còn ác ý xuyên tạc, bịa đặt các chuyện để hạ thấp uy tín khiến cái tên Lê Duy Linh thời đó trở thành một đề tài tranh cãi sôi nổi tại rất nhiều trường y và bệnh viện trên toàn quốc.
Chưa hết, lúc này khó khăn tài chính lại gánh nặng trên vai, hầu hết toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt, du học,… đều do Duy Linh tự đi làm thêm để trang trải, bố mẹ gần như không phải phụ cấp. Trong khi đó học phí của hệ quốc tế và du học cao gấp gần chục lần so với học phí hệ bình thường trong nước.
Vì phải đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống như vậy nên thời gian đó chuyện học hành trên trường cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ, nhiều lúc vì bận rộn đi làm mà phải bỏ thi, học lại thi lại không ít, nhưng dần dần mọi khó khăn cũng đều vượt qua.
Có thể nói, những tháng ngày còn ngồi ghế nhà trường của Duy Linh ngoài tiền bạc còn là tuổi thanh xuân, mồ hôi, nước mắt…, nhiều người chưa gặp, chỉ nghe những lời đàm tiếu nên có những suy nghĩ không tốt, nhưng hầu hết sau khi gặp trực tiếp, nghe những lời tâm sự từ đáy lòng lại bày tỏ sự ngưỡng mộ cảm thông, khâm phục trước ý chí kiên cường.
Từng bước khẳng định uy tín bằng phương pháp cấy chỉ
Bs Lê Duy Linh và Bs Lê Thúy Oanh hợp tác đào tạo giảng dạy tại Hà Nội
Khi quyết định đi theo một con đường không giống với các bạn bè cùng trường, Duy Linh cũng tự xác định là con đường này sẽ vô cùng gian nan vất vả, nhưng chưa bao giờ có ý nghĩ nản lòng.
Mặc dù nhiều người phản bác là vậy, khuyên nên bỏ cấy chỉ, nhưng chàng trai trẻ vẫn không lùi bước, vì Duy Linh lập luận rằng “châu Âu đa số là những nước văn minh có ngành y học hiện đại thuộc top đầu thế giới, để mà họ công nhận và vinh danh một phương pháp y học cổ truyền, thì chắc chắn phương pháp này có hiệu quả thật sư, vậy thì những lời nhận xét tiêu cực về cấy chỉ, có khả năng là do người ta chưa hiểu rõ về bản chất của phương pháp này, chưa tìm ra nguyên lý vận dụng hiệu quả nên họ mới có những nhận định sai lầm như thế”, vì vậy điều quan trọng nhất là tìm ra nguyên lý vận dụng để đạt được hiệu quả cao như Bs Oanh.
Còn những người áp dụng thấy hiệu quả kém có lẽ là do họ chỉ biết đến kỹ thuật mà chưa nắm được cái tinh hoa quan trọng nhất. Đây là lỗi từ con người, không liên quan đến phương pháp, cũng như cùng là một mỏ đá quý, có người khai thác được nhiều, có người khai thác được ít, cấy chỉ bản chất chỉ là một công cụ giống như châm cứu, mấu chốt nằm ở cách vận dụng huyệt chữa bệnh thế nào mà thôi.
Sau một thời gian áp dụng và quảng bá, dần dần uy tín và danh tiếng ngày càng được nhiều người biết đến. Tính cho đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng gần một nghìn sinh viên, y bác sĩ khắp nơi đăng ký theo Duy Linh học cấy chỉ trực tiếp hoặc từ các lớp online trên mạng, thậm chí Duy Linh còn tuyển sinh các lớp học cấy chỉ ngắn hạn, mời Bs Oanh về nước giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, tạo động lực thúc đẩy ngành cấy chỉ phát triển và được nhiều người biết đến hơn, có rất nhiều mảnh đời bất hạnh được Bs Duy Linh và đồng nghiệp cứu chữa.
Giờ đây, nhắc đến phương pháp cấy chỉ tại Việt Nam rất nhiều người biết đến, thậm chí có những người trước đây phản bác cấy chỉ cũng đã suy xét lại và đăng ký học cấy chỉ, có thể nói một phần rất lớn nhờ công lao và tâm huyết của Bs trẻ Lê Duy Linh. Cũng chính nhờ những khóa đào tạo như này mà Duy Linh có đủ kinh phí duy trì ăn học suốt 6 năm trời, vừa được làm đúng chuyên môn, lại coi như được ôn bài và kích thích sự tư duy mỗi ngày.