Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: 70 triệu cử tri và gần 100 triệu đồng bào đặt niềm tin vào Quốc hội

Nguyen Bình| 22/07/2021 22:10
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều tối 22/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí. Dự cuộc gặp mặt có Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải cùng lãnh đạo các ủy ban của Quốc hội.

vuong-hue-gap-mat.jpg

Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã luôn đồng hành với hoạt động của Quốc hội. Đây là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa XV tuy diễn ra trong điều kiện rất đặc biệt do tác động của đại dịch Covid -19 nhưng các cơ quan thông tấn báo chí đã rất trách nhiệm, khắc phục khó khăn, đồng hành với Quốc hội, chuyển tải đầy đủ, trung thực, kịp thời các thông tin về hoạt động của Quốc hội đến với đồng bào cử tri cả nước, là nhân tố góp phần cho thành công của kỳ họp.

Phải đáp ứng kỳ vọng của nhân dân

Chủ tịch Quốc hội cho biết, 499 đại biểu Quốc hội được cử tri cân nhắc, lựa chọn bầu vào Quốc hội khóa XV để đại diện cho gần 70 triệu cử tri và gần 100 triệu đồng bào. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trọng trách rất nặng nề.

Hơn ai hết, cả 499 đại biểu Quốc hội đều thấy được vinh dự này và trách nhiệm để phấn đấu luôn luôn tu dưỡng phẩm hạnh, đạo đức của mình theo các tiêu chuẩn rất khắt khe của người đại biểu nhân dân đã được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội. Mặt khác phải không ngừng cầu thị, hết sức lắng nghe ý kiến của nhân dân, gần dân, trọng dân, đáp ứng được niềm tin và sự kỳ vọng của gần 70 triệu cử tri và gần 100 triệu đồng bào.

Trả lời câu hỏi về định hướng hoạt động của Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao nhiệm vụ “Quốc hội phải luôn tự đổi mới, tự hoàn thiện mình”. Quán triệt tinh thần đó, Quốc hội trước hết phải nâng cao chất lượng công tác lập pháp, siết chặt kỷ luật, kỷ cương lập pháp, gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Mục tiêu mà Quốc hội luôn theo đuổi là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có “tuổi thọ” ổn định, lâu dài, khả thi và đáp ứng yêu cầu kiến tạo sự phát triển bền vững của đất

Cùng với đó  phải tiếp tục rà soát các vấn đề còn chồng chéo, mâu thuẫn không chỉ trong luật mà cả các văn bản dưới luật. Hiện nay, Đảng đoàn Quốc hội đang chỉ đạo tổng rà soát vấn đề này. “Trong nhiệm kỳ Khóa XV, Quốc hội sẽ coi trọng cả hai nhiệm vụ này, tăng cường hơn nữa vai trò chủ động, dẫn dắt của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật kiến tạo sự phát triển”.

Trọng tâm thứ nhất về công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phải nâng cao chất lượng công tác lập pháp, siết chặt kỷ luật, kỷ cương lập pháp, gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, người đứng đầu. Mục tiêu mà Quốc hội luôn luôn theo đuổi là phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, ổn định, khả thi và đáp ứng được yêu cầu kiến tạo phục vụ đất nước phát triển bền vững cũng như hội nhập quốc tế. Phải khắc phục cho được tình trạng luật khung, luật ống, nhưng cũng phải khắc phục cho được xu hướng quy định quá chi tiết, đóng cứng trong luật cả những vấn dề thực tiễn chưa rõ, làm cho tuổi thọ của luật không lâu.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần rà soát để phát hiện vướng mắc, chồng chéo, bất cập trong quy định của pháp luật, bao gồm cả luật và nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hiện nay, Đảng đoàn Quốc hội đang cùng Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tổng rà soát việc này.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định Quốc hội ban hành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 5 năm, chỉ xây dựng chương trình hằng năm. Đảng đoàn Quốc hội đang chỉ đạo xây dựng đề án định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiệm kỳ 5 năm. Trên cơ sở đó sẽ xem xét, quyết định kế hoạch từng năm để bảo đảm tính chủ động, dẫn dắt của Quốc hội nhiều hơn trong công tác lập pháp.

hue-v1(1).jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trọng tâm thứ hai là công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phải coi đổi mới giám sát tối cao của Quốc hội như là một khâu then chốt, trọng tâm để nâng cao hoạt chất lượng hoạt động của Quốc hội. Phải lựa chọn trúng và đúng những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề thực tiễn đặt ra, có liên quan tới quốc kế, dân sinh. Tinh thần giám sát là có trọng tâm, trọng điểm; làm đến nơi, đến chốn, truy đến cùng sự việc; xác định trách nhiệm giải trình của tập thể, cá nhân; nêu ra kiến nghị xác đáng; đồng thời phải coi trọng giám sát thực hiện các kiến

Trọng tâm thứ hai là công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phải coi đổi mới giám sát tối cao của Quốc hội như là một khâu then chốt, trọng tâm để nâng cao hoạt chất lượng hoạt động của Quốc hội. Phải lựa chọn trúng và đúng những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề thực tiễn đặt ra, có liên quan tới quốc kế, dân sinh. Tinh thần giám sát là có trọng tâm, trọng điểm; làm đến nơi, đến chốn, truy đến cùng sự việc; xác định trách nhiệm giải trình của tập thể, cá nhân; nêu ra kiến nghị xác đáng; đồng thời phải coi trọng giám sát thực hiện các kiến nghị của giám sát.

Đổi mới hoạt động giám sát

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trong 5 năm tới, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội cũng đề nghị phải giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật. Đồng thời, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới hình thức và nội dung chất vấn tại Quốc hội và tăng cường chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tăng cường hoạt động giải trình của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội.

Có cơ chế để đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tham gia công tác giám sát, vì đại biểu Quốc hội làm việc liên tục, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dành 100% thời gian cho hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm dành ít nhất 30% thời gian làm việc cho hoạt động của Quốc hội.

Thứ ba, để nâng cao chất lượng quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chủ trương của Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội là huy động tối đa đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, cộng tác viên. Luật Tổ chức Quốc hội quy định: Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban. Thành viên của Tiểu ban bao gồm một số đại biểu Quốc hội là thành viên Hội đồng Dân tộc, ủy ban đó; một số là đại biểu thuộc ủy ban khác và một số thành viên không là đại biểu Quốc hội.

Trong hoạt động giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là khâu then chốt, trọng tâm để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; lựa chọn các vấn đề đúng, trúng, vấn đề lớn, quan trọng của đất nước, những vấn đề thực tiễn đặt ra, liên quan đến quốc kế dân sinh để giám sát.

Tinh thần giám sát là có trọng tâm, trọng điểm, làm đến nơi đến chốn, truy đến cùng sự việc, xác định được trách nhiệm giải trình của tập thể, cá nhân và nêu ra những kiến nghị xác đáng, coi trọng việc giám sát thực hiện các kiến nghị giám sát; chú trọng giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật; tăng cường chất vấn tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giải trình tại các cơ quan của Quốc hội và có cơ chế để Đoàn ĐBQH tham gia các hoạt động này.

“Chúng ta phải huy động trí tuệ của toàn dân, không phải chỉ có 499 đại biểu Quốc hội, cho công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: 70 triệu cử tri và gần 100 triệu đồng bào đặt niềm tin vào Quốc hội