Châu Âu chuẩn bị giảm bớt các hạn chế khi đại dịch có dấu hiệu thuyên giảm

Thảo Vân (Theo France24)| 04/05/2020 13:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các quốc gia châu Âu đang chuẩn bị cho việc nới lỏng các hạn chế một cách cẩn thận khi đại dịch có dấu hiệu chậm lại.

Có hơn 247 nghìn người tử vong và 3,5 triệu người nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới. Điều này khiến một nửa dân số bị hạn chế dưới một số hình thức và đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến tới suy thoái.

Khi dịch bệnh được kiểm soát, một số khu vực ở Châu Âu, Châu Á và Mỹ đã bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế để cố gắng đưa cuộc sống và các nền kinh tế bị tê liệt trở lại sau nhiều tuần đóng cửa.

Sau 2 tháng đóng cửa, vào ngày 4/5, người Ý sẽ được phép đi dạo trong công viên và thăm người thân. Các nhà hàng và các cửa hàng có thể được mở để tiếp tục kinh doanh nhưng một số người vẫn nhầm lẫn về mức độ nới lỏng.

Châu Âu chuẩn bị giảm bớt các hạn chế khi đại dịch có dấu hiệu thuyên giảm

Sau Tây Ban Nha, Ý sẽ cho phép mọi người ra ngoài tập thể dục nhiều hơn do tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát. (Ảnh: AFP)

Marghe Lodoli - người dân của Đế quốc La Mã cho biết: “Chúng tôi rất phấn khích với việc mở cửa trở lại. Chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau mà bọn trẻ có thể làm với ông bà ngoài trời. Mặt khác, điều này khiến chúng tôi mất phương hướng. Các quy tắc không rõ ràng và chúng tôi không chắc mình sẽ được làm gì.”

Ý cho biết một số biện pháp phòng ngừa vẫn cần thiết khi quốc gia này có số ca tử vong do Covid-19 cao thứ 2 trên thế giới sau Mỹ.
Một số ngành công nghiệp như ô tô và xây dựng đã bắt đầu lại công việc.

20 khu vực của Ý đã ban hành quy định riêng của họ, khiến cho một số người nhầm lẫn về những gì họ có thể và không thể làm.

Đức sẽ tiếp tục nới lỏng vào ngày 4/5, trong khi đó, Slovenia, Ba Lan và Hungary sẽ cho phép một số địa điểm công cộng và doanh nghiệp mở cửa.

Chính phủ Anh sẽ công bố “lộ trình” để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đóng cửa sau khi Thủ tướng Boris Johnson nói rằng đất nước này đã “vượt quá đỉnh” dịch.

Khi các chuyên gia y tế cảnh báo dịch bệnh có thể bùng phát trở lại một lần nữa, các quốc gia đang cố gắng cân bằng giữa việc nới lỏng các hạn chế để giúp nền kinh tế và chống lại nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại.

Mặc dù đã có những động thái nhằm giảm bớt sự hạn chế trên toàn cầu, hơn 4,6 tỷ người vẫn đang phải ở nhà.

Hầu hết các quốc gia đều tích cực thực hiện các biện pháp để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh: cách ly xã hội và đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Ở Tây Ban Nha, bắt đầu từ ngày 4/5, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tham gia phương tiện giao thông công cộng. Ở đây, mọi người được phép ra ngoài tập thể dục và đi lại tự do sau 48 ngày đóng cửa.

Mặc dù một số nước châu Âu đang dần dỡ bỏ các hạn chế, các nhà chức trách của Moscow - tâm điểm dịch bệnh của Nga vẫn kêu gọi người dân nên ở nhà.

Với các trường hợp mới tăng thêm vài nghìn người mỗi ngày, Nga hiện là quốc gia châu Âu có nhiều ca nhiễm mới nhất.
Chuẩn bị cho “kịch bản xấu”

Với áp lực từ việc cân bằng giữa các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng và nhu cầu vực dậy nền kinh tế, một số quốc gia châu Á đã công bố các biện pháp nới lỏng tương tự.

Hàn Quốc, quốc gia từng bị ảnh hưởng nặng nề thứ 2 trên thế giới cho biết sẽ giảm bớt lệnh cấm đối với một số cuộc tụ họp và sự kiện nếu mọi người “tuân thủ các biện pháp khử trùng”.

Thái Lan cho phép các doanh nghiệp như nhà hàng, tiệm làm tóc và chợ ngoài trời mở cửa trở lại và duy trì giãn cách xã hội và kiểm tra nhiệt độ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng nhiều quốc gia vẫn chưa vượt qua điều tồi tệ nhất.
Philippines đã đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế trong vòng một tuần kể từ ngày 3/5 để giảm bớt áp lực đối với các cơ sở kiểm dịch bị tắc nghẽn.

Tổng thống Iran tuyên bố các nhà thờ Hồi giáo sẽ mở cửa trở lại. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng trong khi Iran mở cửa trở lại “một cách bình tĩnh và dần dần” thì họ cũng chuẩn bị cho “các kịch bản xấu”.

Các nhà lãnh đạo Mỹ đang phải đối mặt với áp lực lớn về việc giảm bớt các biện pháp hạn chế khi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng với hàng chục triệu người thất nghiệp.

Mỹ hiện là quốc gia có nhiều ca tử vong do Covid-19 nhất trên thế giới và Tổng thống Donald Trump rất muốn có một sự thay đổi để giúp giảm bớt nỗi đau kinh tế. Dấu hiệu cho thấy đại dịch đang chậm lại ở một số vùng của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Châu Âu chuẩn bị giảm bớt các hạn chế khi đại dịch có dấu hiệu thuyên giảm