Canada sẽ cấm nhựa sử dụng một lần từ năm 2021, Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố hôm thứ Hai.
Một con chim cốc không biết bay ngồi trong tổ bị bao quanh bởi rác thải nhựa trên một hòn đảo xa xôi ngoài khơi bờ biển Ecuador
Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố đây là một "thách thức toàn cầu" nhằm loại bỏ các túi nhựa, ống hút và dao kéo đang làm tắc nghẽn các đại dương trên thế giới.
"Tôi rất vui mừng thông báo rằng vào đầu năm 2021, Canada sẽ cấm các loại nhựa dùng một lần có hại bắt đầu từ các bờ biển", Trudeau nói. Ông nói rằng, với tư cách là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới, Canada có nhiều cơ hội để dẫn đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa thế giới.
Mỗi năm, một triệu con chim và hơn 100.000 động vật có vú trên biển trên toàn thế giới bị thương hoặc bị giết do vướng vào nhựa hoặc ăn phải nó qua chuỗi thức ăn. Các vật phẩm sử dụng một lần chiếm khoảng 70% chất thải nhựa xả ra môi trường biển hàng ngày.
Thủ tướng Justin Trudeau lập luận rằng, là quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới, Canada có trách nhiệm đi đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa trên toàn cầu
Tổng thống Trudeau nói rằng để giải thích vấn đề cho chính con cái chúng ta là một việc rất “khó khăn”. "Làm thế nào để bạn giải thích cá voi chết dạt vào các bãi biển trên khắp thế giới vì dạ dày của chúng bị nhét đầy các loại túi nhựa?" ông nói.
Tổng thống Canada cho biết, hiện nay chưa đến 10% nhựa đang được sử dụng ở Canada được tái chế. Ông hút, túi nhựa, dao kéo, đĩa và que khuấy sử dụng một lần sẽ là những mặt hàng bị cấm, một tuyên bố của chính phủ Canada cho biết. Danh sách này sẽ được tinh chỉnh dựa trên nghiên cứu khoa học sâu hơn từ nay đến năm 2021.
Nhóm môi trường Greenpeace gọi thông báo của chính phủ là "bước đi đầu tiên" và rằng Canada cần hướng tới việc loại bỏ một loạt các “sản phẩm nhựa không thiết yếu". Nhhoms này kêu gọi những hành động ngay lập tức và "thông báo này không phải là một lời hứa bầu cử sử dụng một lần." Vấn đề về môi trường đang được sử dụng trong các vận động cho cuộc bầu cử lập pháp của Canada vào tháng Mười tới.
Tại thành phố lớn nhất Canada, Toronto, nhiều cư dân tán thành động thái của chính phủ. "Tôi nghĩ thật ngu ngốc khi sử dụng một ống hút trong năm phút cho một ly cà phê hoặc bất cứ thứ gì và sau đó nó ở lại đại dương đến hàng trăm năm", một người đàn ông tên John nói .
"Nếu nhựa sử dụng một lần bị cấm, chúng tôi sẽ học cách thích nghi với nó, tất cà là vì các thế hệ tương lai," Evelyn, một cư dân khác nói.
Một số thành phố của Canada đã cấm sử dụng túi nhựa và một số tỉnh đã cấm các sản phẩm khác. Nhưng Tổng thống Trudeau nói rằng cần thiết phải có "một giải pháp quốc gia". Ông nói các nhà sản xuất nhựa - như chai hoặc bao bì thực phẩm - sẽ phải chịu trách nhiệm cho "toàn bộ vòng đời" của sản phẩm. Cả các nhà sản xuất nhựa và các công ty sử dụng sản phẩm của họ, như trong vật liệu đóng gói, sẽ phải cung cấp các kế hoạch tái chế.
"Mỗi năm, người Canada vứt bỏ hơn ba triệu tấn chất thải nhựa", Tổng thống cho biết. "Điều này có nghĩa là có tới 8 tỷ đô la bị vứt đi một cách lãng phí." Tái chế sẽ không chỉ cắt giảm ô nhiễm mà còn giúp tạo ra 42.000 việc làm trong các doanh nghiệp tái chế và phục hồi.
Trong khi Tổng thống Trudeau tuyên bố đây là việc được ưu tiên hàng đầu thì một báo cáo của quốc hội nước này gần đây đã kết luận rằng Canada đang làm quá ít để chống lại biến đổi khí hậu, ngay cả khi các nhà khoa học chính phủ cảnh báo nước này đang nóng lên gấp đôi tốc độ nóng lên của toàn cầu.
Canada, Pháp, Đức, Anh và Ý, cùng với Liên minh châu Âu, đã đăng ký tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái ở Quebec cùng tham gia một điều lệ mới chống ô nhiễm ở các đại dương trên thế giới. Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn chưa tham gia hiệp ước. Hiến chương Nhựa Đại dương không bắt buộc các nước phải tham gia nhưng các nước EU vẫn cam kết sẽ có kế hoạch làm tất cả các loại nhựa có thể tái sử dụng, có thể tái chế hoặc thu hồi vào năm 2030. Tổng cộng có 21 chính phủ đã thực hiện cam kết đó, Trudeau nói. Ngoài ra, EU đầu năm nay đã thông qua luật cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần bắt đầu từ năm 2021.