Thời tiết lúc giao mùa thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trời chuyển se lạnh vào đêm và sáng sớm, nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm.
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm thông thường là nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Hầu hết người lớn có thể có cảm cúm thông thường 2 – 4 lần một năm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo có thể mắc bệnh cảm cúm thông thường nhiều sáu đến 10 lần mỗi năm.
Đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Thời tiết giao mùa khó chịu này thì nguy cơ mắc bệnh cảm cúm ngày càng tăng hơn nữa.
Người trưởng thành có thể bị cảm lạnh 2-4 lần/năm
Các biểu hiện của cảm cúm
Các triệu chứng của cảm cúm ở trẻ nhỏ thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với một virut cảm cúm. Dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Sốt, ngứa - đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt, hắt hơi, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C.
Bệnh cúm thông thường chỉ diễn ra từ 1-2 tuần nhưng gây ra cho bệnh nhân rất nhiều mệt mỏi cho cơ thể, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Khi mắc bệnh cúm, người bệnh có tâm lý không quan tâm đến điều trị dứt điểm và bệnh sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn.Tuy nhiên, đây là một tâm lý sai lầm vì bệnh cúm nếu không được điều trị, cộng với tình trạng sức khỏe không tốt, sẽ dễ dẫn tới những biến chứng sức khỏe.
Khó phân biệt cúm thường và cúm nguy hiểm
Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết có nhiều chủng cúm khác nhau, cá biệt một vài chủng cúm nguy hiểm như cúm A/H1N1, H5N1, H7N9 có khả năng gây tử vong cao. Tuy nhiên, những chủng cúm này cũng hiếm khi lây từ người sang người. Còn các chủng cúm khác như cúm B chẳng hạn lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân bị cúm có thể tự khỏi bệnh. Một số trường hợp nặng có thể gây biến chứng như viêm cơ tim, viêm phổi, và nếu trong trường hợp có thể gây tử vong.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cũng cho hay để phân biệt giữa các loại cúm đôi khi cũng hơi khó. Các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau họng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh trong đó có virus cúm. Nhưng cũng có sự khác nhau một chút. Cúm do virus cúm gây ra thì hắt hơi sổ mũi ít. Hội chứng cúm do virus khác gây ra như rotavirus gây ra hắt hơi sổ mũi. Song nhìn chung là rất khó để phân biệt các loại cúm bằng cách thăm khám thông thường.
Chủ động phòng ngừa cảm cúm
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh cảm cúm lây truyền do virut cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh, gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh.
Do vậy, để phòng bệnh cảm cúm, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay hàng ngày bằng xà phòng với nước sạch, thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý, có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorid 0,9% hàng ngày…
Khi có những biểu hiện cảm cúm, phải dùng tay che miệng khi ho và hắt hơi và tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi. Vệ sinh nhà ở, bếp, phòng ngủ cho thoáng, nhiều ánh sáng, không vứt rác tùy tiện…
Tiêm ngừa cúm cho trẻ
Bên cạnh đó, nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cảm cúm; khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm.
Người bị cảm cúm cần nghỉ ngơi, tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan virut.