Cần sự phối hợp hiệu quả trong thực hiện chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quỳnh Hoa| 13/03/2015 21:56
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội lần thứ 36, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã trả lời chất vấn trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Chương trình 135.

Về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, những khó khăn, thách thức và triển vọng, kết quả đến hết năm 2015; t hực trạng và giải pháp sắp xếp bố trí dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vấn đề di cư tự do, đào tạo nghề, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số…

Thu gọn đầu mối chính sách dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số 

Khẳng định những hiệu quả thiết thực của Chương trình 135 mang lại cho đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tuy nhiên nhiều ý kiến chất vấn tại phiên làm việc chiều nay đã nêu lên những bất cập qua thực hiện chương trình cũng như đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho biết những giải pháp cụ thể. Trả lời nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho biết Chương trình 135 đã được triển khai từ năm 1999, đến nay đã trải qua 3 giai đoạn lớn. Chương trình 135 cùng với các chương trình, chính sách khác đã góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với sự đầu tư và hỗ trợ của Chương trình 135 và các chương trình khác đã góp phần thay đổi diện mạo vùng dân tộc và miền núi nói chung, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn nói riêng. Tuy nhiên việc thực hiện cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho biết mặc dù các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đều xác định phải ưu tiên hỗ trợ, đầu tư đối với vùng dân tộc và miền núi nhưng trong quá trình triển khai và hiện thực hóa các chủ trương, chính sách đó chưa thể hiện rõ tính ưu tiên, đặc thù của vùng; tập quán và năng lực sản xuất của đồng bào chưa đáp ứng theo xu thế phát triển…

Cần sự phối hợp hiệu quả trong thực hiện chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử trả lời chất vấn của các đại biểu. Ảnh: TTXVN

Đề cập tới nguyên nhân của những hạn chế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho rằng do điều kiện tự nhiên của vùng núi, vùng sâu vùng xa rất khó khăn, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn… Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc nhấn mạnh tới một nguyên nhất rất quan trọng đó là việc cân đối, bố trí vốn cho Chương trình chưa đảm bảo theo các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt; vốn cấp không đầy đủ, thiếu kịp thời, phải điều chỉnh bổ sung nguồn lực, phải kéo dài thời gian thực hiện hoặc thực hiện dang dở, gây khó khăn cho địa phương… Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho rằng quá trình xây dựng chính sách không xác định được nguồn vốn, các chính sách thực hiện theo nhiệm kỳ dẫn đến chính sách không đạt được mục tiêu đề ra, giảm hiệu quả của đầu tư.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc đề nghị cần xây dựng các chương trình trung hạn 2016- 2020 và chương trình dài hạn; giao cho Ủy ban dân tộc phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cần có sự đồng thuận giữa các cơ quan, địa phương, sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên ổn định cuộc sống và phát triển; tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong đồng bào dân tộc thiểu số… Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cũng nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của các địa phương- nơi trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc thiểu số; tổ chức triển khai làm dứt điểm, kết thúc quấn chiếu từng dự án cụ thể…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc đề xuất cần thu gọn các đầu mối chính sách dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọngđiểm. Tán thành với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho rằng cần thiết lồng ghép các chương trình trong quá trình thực hiện và tập trung nguồn vốn trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án, tránh tình trạng sử dụng vốn dàn trải, không đúng mục đích và thiếu hiệu quả…

Cần nhiều giải pháp để giảm tình trạng di cư tự do 

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội trước thực trạng của tình hình di cư tự do hiện nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc đã nêu lên những nguyên nhân chính, đó là do đời sống bà con còn nhiều khó khăn; hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém; trình độ nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế; một số địa phương phong tục, tập quán còn lạc hâu…. Việc tuyên truyền, vận động, giáo dục đồng bào các dân tộc về chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa sâu, rộng nên bà con dễ bị lợi dụng, lôi kéo… Để giải quyết thực trạng này, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cần rất nhiều giải pháp đồng bộ trong đó có việc tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc khi di cư tới nơi ở mới; tập trung làm tốt công tác vận động, tuyên truyền cho bà con yên tâm định canh, định cư; tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng di dân tự do để có những giải pháp hữu hiệu…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc kiến nghị Chính phủ cần tập trung hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội các vùng khó khăn thuộc địa phương có dân đi theo các Chương trình, dự án hiện hành để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Các địa phương có dân di cư đi và đến phải công bố quy hoạch dân cư, đất sản xuất, rừng… để người dân xác định rõ những điểm định cư hợp pháp, điểm bất hợp pháp… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các tổ chức xữ hội nhằm tuyên truyền giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Tăng cường tuyên truyền để giải quyết vấn đề ma túy trong vùng dân tộc thiểu số 

Trước thực tế tình trạng vận chuyển, buôn bán m a túy hiện nay ngày càng phức tạp, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc khẳng định công tác phòng, chống tệ nạn ma túy luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, các Bộ, ngành và địa phương quán triệt tổ chức thực hiện. Thời gian qua, Ủy ban dân tộc đã tập trung, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chỉ đạo các tỉnh, vùng dân tộc thiểu số và miền núi tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn ma túy. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn đang rất phức tạp.

Cùng làm rõ thêm vấn đề này trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, T hứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương khẳng định ma túy và tội phạm về ma túy là v ấ n đề rất phức tạp do Việt Nam giáp khu vực tam giác vàng là trung tâm sản xuất ma túy lớn . Đánh giá nguyên nhân của tình hình hiện nay, bà con dân tộc thiểu số tham gia vào vận chuyển, buôn bán chất ma túy, Thứ trưởng nêu nguyên nhân quan trọng do đời sống của đồng bào còn gặp nhiều kh ó khăn nên dễ bị lợi dụng , lôi kéo; trình độ dân trí của bà con còn kém ; giao thông vùng miền núi dân tộc hiểm trở, đi lại khó khăn; công tác tuần tra cũng gặp nhiều trở ngại do đường biên giới dài, địa hình phức tạp…Thứ trưởng đánh giá hiện c húng ta có nhiều quy định của pháp luật để chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm về ma túy; cần tập trung phối hợp thực hiện tốt các quy định đã có và chú trọng công tác tuyên truyền vận động bà con để cố gắng giảm bớt tình trạng này…

Phát biếu kết luận phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử, chủ trì phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị thời gian tới, với vai trò trực tiếp tham mưu chính sách cho Chính phủ, Ủy ban dân tộc cần trình Chính phủ các chính sách dân tộc kịp thời hơn, hỗ trợ giảm nghèo cho thôn bản, vùng an toàn khu, vùng sâu, vùng xa hiệu quả hơn ; t iếp tục quan tâm chính sách đặc thù cho vùng dân tộc đặc biệt khó khăn ; gắn thực hiện ch ính sách dân tộc với giữ gìn bản sắc dân tộc… .

Phát biểu kết thúc nội dung chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 13/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá p hiên chất vấn đã thành công ; các ngành đã có nỗ lực, chuẩn bị tích cực cho phiên chất vấn. Trên cơ sở các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn hai bộ trưởng và trưởng ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tập trung triển khai tốt các nhiệm vụ, công việc của Bộ, ngành mình trong thời gian tới, đặc biệt trong vấn đề giảm oan sai từ khâu truy tố đến xét xử ; tiếp tục hoàn thiện thể chế , chính sách; tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần sự phối hợp hiệu quả trong thực hiện chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số