Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ 3): Thụ án

Hoàng Hà| 27/08/2015 09:08
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Với thái độ kỳ thị chủng tộc của Beckwith mà người ta phải cho hắn ở phòng biệt giam. Beckwith thường xuyên thốt ra những lời miệt thị những da đen, khiến bất cứ lúc nào hắn cũng có thể bị những tù nhân da đen tấn công.

Sau khi kế hoạch giết người của hắn bị bại lộ, cảnh sát luôn theo dõi mọi hành tung của hắn. Một hôm, khi Beckwith đang lái xe trên cầu Causeway thì bất ngờ một chiếc ô tô của cảnh sát áp sát xe của hắn. Không còn cách nào khác, Beckwith buộc phải dừng xe.

Khám xe của Beckwith, cảnh sát tìm thấy 3 khẩu súng đầy đạn, 1 tấm bản đồ New Orleans cùng hướng dẫn viết tay đường đến nhà ông Botnick và trong thùng xe là một bó thuốc nổ kèm thiết bị bấm giờ và kíp nổ. Beckwith lập tức bị tống giam vì bị tình nghi âm mưu giết người.

Khi Beckwith bị đưa ra xét xử về tội âm mưu giết người, kịch bản cũ lại lặp lại. Bồi thẩm đoàn lần này cũng gồm toàn các thành viên da trắng (chỉ có một khác biệt nho nhỏ là có 2 phụ nữ bên cạnh 10 người đàn ông) và Beckwith một lần nữa được tuyên trắng án, với lý do không có đủ bằng chứng buộc tội.

Nhưng Beckwith lại liên quan đến một vụ án khác, với cáo buộc vận chuyển vũ khí bất hợp pháp của bang Lousiana. Và khi Beckwith bị tòa án của bang đưa ra xét xử, kịch bản cũ không còn lặp lại. Beckwith bị tuyên 3 năm tù.

Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ 3): Thụ án

Vì thái độ kỳ thị chủng tộc của Beckwith mà người ta phải cho hắn ở phòng biệt giam.

Hắn thụ án tại Nhà tù Angola từ tháng 5/1977 đến tháng 1/1980. Cũng vì thái độ kỳ thị chủng tộc của Beckwith mà người ta phải cho hắn ở phòng biệt giam. Thêm nữa, nhiều tù nhân da đen biết Beckwith chính là kẻ đã sát hại Medgar Evers nên thường tìm cách trả thù cho vị thủ lĩnh của người da đen.

Ngay cả khi bị ốm, phải nằm điều trị tại bệnh xá của nhà tù, Beckwith cũng không chịu để cho y tá chăm sóc, chỉ vì cô y tá này là người da đen.

Hắn vẫn giữ một niềm tin “sắt đá” rằng, một người da trắng như hắn không bao giờ bị trừng phạt vì đã giết một người da đen như Medgar Evers.

Vì vậy, hắn không hề thừa nhận tội giết người trong 2 phiên tòa mở năm 1964, nhưng suốt 30 năm sau đó, đi đến đâu Beckwith cũng bô bô kể về vụ ám sát Medgar Evers, nhất là trong những cuộc tụ tập của các đồng đảng KKK.

Nhưng thật không may cho Beckwith, 30 năm sau cái chết của vị lãnh đạo phong trào đấu tranh của người da đen, xã hội Mississippi đã có nhiều thay đổi.

Kẻ phân biệt chủng tộc cực đoan Beckwith không hiểu rằng thời thế đã thay đổi. Trong những năm 1970, phong trào đấu tranh đòi dân quyền của người da đen ở Mỹ ngày càng lớn mạnh và sự hòa nhập sắc tộc trong xã hội Mỹ ngày càng rộng mở hơn.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi, người da đen đã chiếm tới 26,4% tổng số học sinh, sinh viên trong các trường học công ở bang Mississippi. Số cử tri gốc Phi ở bang Mississippi đã tăng từ 28.000 người năm 1963 lên 250.000 người vào năm 1971.

Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ 3): Thụ án

Trong những năm 1970, phong trào đấu tranh đòi dân quyền của người da đen ở Mỹ ngày càng lớn mạnh.

Người gốc Phi cũng đã xuất hiện trong các cơ quan công quyền ở bang này: Năm 1973, toàn bang có 145 công chức là người da đen. Sinh viên da đen cũng đã được quyền nộp đơn theo học trên đại học tại các trường công và tư ở Mississippi.

Tình trạng phân biệt chủng tộc bắt đầu lùi vào quá khứ. Không còn những bồi thẩm đoàn chỉ gồm toàn những người da trắng mà đã xuất hiện một thế hệ mới những người đại diện cho công lý mang một nhãn quan mới.

Họ bắt đầu xem xét lại những vụ án được cho là “xử sai” và một trong số đó là vụ ám sát Medgar Evers.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cái chết bất ngờ của lãnh tụ Medgar Evers (Kỳ 3): Thụ án