Các nhà thờ tại Hà Nội lên đèn lung linh chờ đón Giáng sinh

Văn Toàn| 23/12/2022 21:20
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhiều nhà thờ ở Hà Nội được trang hoàng rực rỡ sẵn sàng chào đón mùa Giáng sinh năm 2022 an lành, hạnh phúc.

b14b63e079fca1a2f8ed.jpg
Chỉ còn 1 ngày nữa đến đêm Giáng sinh năm 2022, không khí Giáng sinh đã tràn ngập khắp mọi nơi. Tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội, người dân nô nức đổ về vui chơi check-in chụp ảnh nhà thờ lớn dưới ánh đèn lung linh của cây thông và hàng nghìn ngôi sao trang trí.
a5cc1adf03d1db8f82c0.jpg
Nhắc đến dịp lễ Giáng sinh tại Hà Nội thì không thể bỏ qua Nhà thờ Lớn. Đây là một trong những nhà thờ cổ kính nhất thủ đô.
40624833593d8163d82c.jpg
Năm nay, cây thông Noel khổng lồ được đặt lệch về phía bên phải phía trước nhà thờ cao hơn 20m được xây dựng công phu từ hệ thống giàn giáo bằng thép, phủ bên ngoài là các cành lá thông, trang trí bằng nhiều đèn LED, quả châu, bông tuyết...
429de86883745b2a0265.jpg
Bất chấp thời tiết lạnh giá, nhiều gia đình vẫn đưa con nhỏ cùng nhau xuống phố, chụp ảnh với những cây thông Noel được trang trí đẹp mắt.
df9a8fb102addaf383bc.jpg
Càng về đêm lượng người đổ về ngày càng đông
1069b7773a6be235bb7a.jpg
540f7311631fbb41e20e.jpg
Không khí Giáng sinh tràn ngập các tuyến phố
hvt_2683-pano.jpg
Cách nhà thờ lớn không xa là nhà thờ Cửa Bắc, một trong những nhà thờ đẹp nhất tại Hà Nội, xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long vào năm 1931-1932 (có nhiều tài liệu viết nhà nhờ được xây dựng năm 1927 dưới thời Pháp thuộc). Tại nhà thờ Cửa Bắc (quận Ba Đình) những ngày này cũng đã rực rỡ những ánh đèn ấm áp.
hvt_2685.jpg
Cổng chính của nhà thờ được trang trí bằng tiểu cảnh tái hiện lại thời điểm Chúa giáng sinh với nhiều chi tiết được làm cầu kỳ, bắt mắt.
hvt_2677.jpg
Vườn hoa cũng được trang hoàng lại lung linh sắc màu giáng sinh.
hvt_2331-pano.jpg
Nhà thờ Kẻ Sét, còn gọi là nhà thờ Làng Tám, hay nhà thờ Thịnh Liệt (Hoàng Mai) trang hoàng rực rỡ đẹp không thua kém gì nhà thờ lớn Hà Nội. Được xây dựng từ năm 1911, tính đến nay đã hơn 100 tuổi, có kiến trúc rất đẹp. Mặt bằng nhà thờ được cấu trúc theo kiểu Basilica được chia thành 3 phần: Tiền sảnh rộng rãi, tiếp đó là khu vực dành cho giáo dân và kết thúc bởi Cung thánh.
hvt_2341.jpg
Tiểu cảnh hang đá nơi Chúa giáng sinh ở giữa nhà thờ được được tạo dựng với kích thước, tỷ lệ tượng như người thật. 
hvt_2352.jpg
Cây thông đặt bên hông trái nhà thờ
c7085a65d7790f275668.jpg
Cũng giống như nhiều cơ sở tôn giáo khác, nhà thờ Giáo xứ Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) cũng lung linh trong ánh đèn thu hút nhiều người đến check - in. 
5b5f6987e69b3ec5678a.jpg
Không gian xung quanh nhà thờ cũng được trang trí các dây đèn rủ sáng rực cả con phố.
hvt_1665.jpg
Xung quanh nhà thờ được trang hoàng bởi hàng trăm ngôi sao.
hvt_1674.jpg
Tiểu cảnh hang đá, nơi Chúa giáng sinh của nhà thờ Hàm Long.
367bd2c2cbcc13924add.jpg
Nằm sâu trong con ngõ 460 Thuỵ Khuê, Bưởi, Ba Đình, Hà Nội còn có một ngôi nhà thờ mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái. Ngôi nhà thờ này còn được biết đến với một cái tên khác, Nhà thờ Kẻ Bưởi.
89a7691e7010a84ef101.jpg
Theo như lời các cụ trong giáo xứ kể lại thì ngôi nhà thờ này được xây dựng vào những năm 1893-1907, kể từ đó đến nay trải qua những biến cố thăng trầm của dòng lịch sử, ngôi nhà thờ vẫn đứng đó âm thầm, nhỏ bé nhưng vững chắc như là dấu chỉ của Đức tin vững vàng trong lòng mỗi người giáo dân An Thái nói riêng và của cả Giáo Hội Việt Nam nói chung
e8cf27b339bde1e3b8ac.jpg
Hiện nay, Giáo xứ An Thái do Cha Giuse Nguyễn Văn Hy quản nhiệm, với khoảng 150 nhân danh, có lẽ đây là giáo xứ có số nhân danh ít nhất của Giáo phận Hà Nội.
330fc67bd875002b5964.jpg
Tuy nhiên, giáo xứ vẫn có thánh lễ vào tất cả các ngày trong tuần. Đặc biệt là thánh lễ Chúa nhật và các ngày đại lễ, luôn có khoảng 500 – 600 người tham dự, phần nhiều trong số đó là sinh viên, học sinh, và những người di dân từ các giáo xứ miền quê lên đây làm ăn sinh sống.
c36b1d060308db568219.jpg
Tuy ở trong ngõ nhưng nhà thờ trang trí rất lung linh chờ đón Noel.
Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các nhà thờ tại Hà Nội lên đèn lung linh chờ đón Giáng sinh