Sau 30 năm nghiên cứu về cảm lạnh và cúm, GS Openshaw tin rằng họ thực sự đang tiến gần đến bước đột phá với vắc-xin nhằm vào RSV.
Nhóm nghiên cứu tại Paddington, London, đang có những bước tiến đột phá trong việc phát triển vắc xin xịt mũi, SynGEM, có khả năng phòng ngừa cảm lạnh. Vắc xin này hiện đã thử nghiệm thành công trên chuột và hiện đang thử nghiệm dạng xịt trên người.
Mặc dù là bệnh phổ biến song y học chưa tìm ra thuốc chữa khỏi căn bệnh này. Việc phát triển vắc xin cũng gặp nhiều khó khăn bởi có tới 200 loại vi rút gây cảm lạnh, trong đó 80% là do ba loại vi rút: vi rút rhino, vi rút corona và virus hợp bào hô hấp (RSV).
Ngay cả Giáo sư Peter Openshaw, trường Imperial College London, cũng từng tin rằng "Rất khó tìm ra loại vắc-xin hoặc thuốc có tác dụng với tất cả các vi rút".
Nhưng sau khi dành 30 năm nghiên cứu về cảm lạnh và cúm, GS Openshaw tin rằng họ thực sự đang tiến gần đến bước đột phá với vắc-xin nhằm vào RSV.
Nhóm của ông đang trong quá trình thử nghiệm vắc xin dạng xịt mũi ở 36 người tình nguyện và chờ xem liệu vắc-xin có công dụng hay không - nếu các đối tượng có sản sinh kháng thể (các tế bào miễn dịch chống lại vi rút), thì có nghĩa là SynGEM có tác dụng.
Nếu vắc xin thành công, nó có thể cứu được rất nhiều người, nhất là người già và trẻ em. Bởi căn bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây tử vong.