Bước sang tiết trời chuyển mùa từ nóng sang lạnh trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị nổi mẩn đó và ngứa do da của trẻ con quá mong manh và non yếu. Rất nhiều các bậc cha mẹ khi thấy con trẻ bị mẩn đỏ lâu ngày đã luống cuống không biết phải xử lý ra sao.
Thực tế dị ứng thời tiết ở trẻ không có cách chữa trị tận gốc và triệt để. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp làm giảm tình trạng bệnh cho trẻ.
Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi gặp các tác động từ bên ngoài. Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, nổi mẩn ngứa, các bậc cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ gãi, tránh da bị xước gây nhiễm trùng, viêm da. Mặc quần áo cho trẻ thật ấm, nhưng không quá chật, tránh những chất liệu dễ kích ứng da. Vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ môi trường, hạn chế những tác nhân gây dị ứng.
Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị mẩn ngứa
Với những trẻ có cơ địa hay bị dị ứng, các bậc cha mẹ nên đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ, không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương và quần áo của các bé phải rộng tãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.
Dị ứng thời tiết ở trẻ không có cách chữa trị tận gốc và triệt để
Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
Nên tắm cho bé hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.
Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33oC.
Tắm rửa vệ sinh hằng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị ngứa, dị ứng. Điều này giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.
Hằng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.
Khi bé đã khỏi bệnh dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/ lần, trên cơ thể bé và mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn.
* Có thể kết hợp nấu một trong 9 món ăn giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở trẻ như sau:
Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chin ăn cả bã và nước
Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dung uống
Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn
30g Đậu xanh, 30g bách hợp, nấu cháo
Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh
50g gạo nếp, 30g rau câu, nấu cháo
30g Sinh ý nhĩ nhân, 30g bột mã thầy, nghiền bột mịn nấu cháo
30g Xích đậu, 30g bí xanh lấy vỏ, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên
Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên.
Lời khuyên của bác sĩ
Bác sĩ da liễu nhi khoa nói: mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu. Ngoài các tác nhân gây bệnh như thời tiết, phấn hoa, bụi, lông súc vật…, bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men. Trẻ hay bị mẩn ngứa phải tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm giàu protein, nhất là sữa.
Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa. Không ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn. Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu. Không được ăn thức ăn nguội lạnh vì thức nguội lạnh dễ tổn thương tì vị và hàn thấp, từ đó máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ “nổi loạn” trên da và thịt, phát thành bệnh. Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đã ổn định để bệnh không tái phát và không nặng hơn.