Bệnh u xương quai hàm: Những điều cần biết

Lê Tuấn| 22/12/2020 18:12
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mới đây, Long Chun - một thí sinh trong chương trình Gương Mặt Thân Quen 2020 bất ngờ xin rút vì phát hiện mắc u xương quai hàm, đồng thời gửi lời nhắn đến công chúng: "Mọi người hãy cẩn thận hơn trong việc chăm sóc răng miệng định kỳ". Vậy u xương quai hàm là gì? Những điều bạn cần phòng tránh.

Theo chia sẻ từ Long Chun, sau buổi ghi hình số thứ 4 của chương trình, anh chàng đi khám và phát hiện bên xương hàm phải có một khối u khá lớn và nó đã ăn vào gần như hết vùng xương hàm bên phải.

Ngay lập tức, Long Chun phải đặt vé máy bay trở về Hà Nội để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh mà mình đang gặp phải. Kết luận cho thấy, Long Chun có một khối u nguy hiểm mang tên u men xương hàm. Nếu để lâu mà không điều trị ngay thì khối u có thể ăn vào máu và làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu cao.

u-xuong-quai-ham.jpg
Những chia sẻ của Long chun về bệnh u xương quai hàm.

Trên thực tế, có nhiều người cũng không hề biết rằng bản thân có nguy cơ mắc bệnh này hay không. Đôi khi chỉ thấy mặt tự dưng lệch hẳn sang một bên thì nghĩ có thể do trúng gió, sâu răng hoặc nhiễm trùng răng. Nhưng đến lúc đi khám mới biết mình có khối u men răng.

Long chun cũng không quên nhắn nhủ đến mọi người: "Vì đây là một khối u khá ít người biết nên mình muốn mọi người hãy cẩn thận hơn trong các vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng định kì, vì nếu phát hiện khối u sớm, có lẽ đã không phải thay hàm như mình mà cách giải quyết sẽ đơn giản hơn rất nhiều!"

Theo các bác sĩ, u xương hàm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, mà các yếu tố mắc bệnh hầu hết ai cũng đã từng trải qua: 

- Nguyên nhân về nha khoa: sâu răng, răng bị vỡ, áp xe răng và nhiễm trùng có thể làm phát triển bệnh ung thư xương hàm. Điều này được cảm thấy như đau ở hàm dưới.

- Thuốc lá và rượu: nếu bạn là người nghiện một trong hai loại này, nó sẽ kích thích nguy cơ mắc ung thư hàm cao hơn nhiều. Các hóa chất và axit có trong các chất kích thích này ăn vào tế bào của cơ thể và dẫn đến sự phát triển của ung thư. 

- Tuổi tác và chế độ hấp thụ thực phẩm không lành mạnh: nguyên nhân ung thư xương hàm không thể tránh khỏi đó là tuổi tác. Khi về già, khả năng của cơ thể trong việc chống lại bệnh tật, tức là hệ thống miễn dịch bị phá vỡ dần.

Và điều này càng trầm trọng hơn bởi lối sống không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó cho phép các tế bào ung thư xâm nhập vào cơ thể và gây ra ung thư xương hàm .

- HPV (Human Papilloma Virus): HPV được biết là một trong số những nguyên nhân chính gây ra ung thư xương hàm. Nó là một loại virus siêu nhỏ, lây truyền qua đường tình dục.

Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ là 1 việc vô cùng quan trọng trong việc chủ động phòng chống bệnh tật, nhất là việc kiểm soát và phát hiện sớm các khối u toàn thân.

Trong khi đó, việc kiểm soát và phát hiện sớm các khối u xương hàm cũng quan trọng và cần thiết không kém. Về mặt bệnh lý, u xương hàm có thể là u lành tính hoặc ác tính và xảy ra ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới.

Đa số bệnh nhân u xương hàm đến điều trị đều ở giai đoạn muộn và hậu quả nhiều khi là cắt đoạn xương hàm, gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng và thẩm mỹ khuôn mặt.

Phần đông chúng ta đều không giữ thói quen đi kiểm tra răng miệng định kỳ, hầu hết đều chỉ khi nào gặp vấn đề gì đó mới đi khám giống như thí sinh Gương mặt thân quen. Vì vậy, việc phát hiện sớm để chủ động điều trị bệnh rất quan trọng. 

Theo các chuyên gia, U men là loại u khá phổ biến ở vùng xương hàm mặt (tên gọi đầy đủ là u nguyên bào tạo men - Ameloblastoma). Bệnh thường gặp ở những người trẻ từ 20 - 30 tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tổng số các loại u lành tính của xương hàm mặt (không kể nang do răng), có nguồn gốc từ các tế bào tạo ra men răng.

U men răng cũng thường xảy ra ở đối tượng nam giới nhiều hơn. Khối u men răng có thể liên tục phát triển và xâm lấn một cách âm thầm. Sau một thời gian dài ủ bệnh, u men răng có thể biểu hiện ác tính, xâm lấn dần vào vùng xương hàm khiến cho phần má sưng đau, gây biến dạng mặt bất thường nếu u to lên.

Khối u này có tỷ lệ tái phát cao nên việc điều trị cần phải làm triệt để, nhất là với trường hợp u men răng tái phát sau khi được điều trị bảo tồn. Việc trị bệnh dứt điểm từ sớm có thể ngăn những di chứng nặng nề cho bệnh nhân về mặt thẩm mỹ và chức năng, nhất là người bệnh trẻ tuổi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bệnh u xương quai hàm: Những điều cần biết